Cà tím là thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, đồng thời chúng ta có thể sử dụng cà tím để nấu nhiều món ăn khác nhau. Vậy bà bầu ăn cà tím được không, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai. Mời chị em tham khảo bài viết này để tìm lời giải đáp nhé!
Cà tím cung cấp những dưỡng chất nào?
Để giải đáp câu hỏi: bà bầu ăn cà tím được không, trước tiên chị em nên tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng của cà tím. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cà tím cung cấp nguồn dinh dưỡng khá dồi dào, gồm có: chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, cà tím là thực phẩm không có quá nhiều chất béo bão hòa, cholesterol.

Trung bình 100g cà tím sẽ cung cấp các dưỡng chất như:
- Chất xơ: 3g
- Vitamin K: 3,5mcg
- Các khoáng chất thiết yếu:
- Kali: 229mg
- Folate: 22mcg
- Phốt pho: 24mg
- Magie: 14mg,…
Giải đáp thắc mắc: bà bầu ăn cà tím được không?
Một số người truyền tai nhau rằng cà tím không có lợi đối với sức khỏe của bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Liệu bà bầu ăn cà tím được không? Trên thực tế, phụ nữ mang thai có thể ăn cà tím, nếu ăn với lượng vừa đủ, thực phẩm này sẽ mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho bà bầu và thai nhi.
Lợi ích đối với bà bầu

Cà tím là thực phẩm giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa của thai phụ. Trong giai đoạn mang thai, chị em thường bị táo bón, điều này ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, tiềm ẩn nguy cơ gây trĩ hoặc mắc hội chứng ruột kích thích. Để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, bà bầu nên bổ sung cà tím và thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi vì cà tím cung cấp hàm lượng chất xơ tương đối lớn, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón rất hiệu quả.
Ăn cà tím cũng là cách giúp mẹ bầu kiểm tra đường huyết tốt hơn. Khi mang bầu, chúng ta thường bổ sung nhiều dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu không sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý, chỉ số đường huyết của bà bầu có thể tăng cao và dẫn tới tình trạng tiểu đường thai kỳ. Nếu muốn kiểm soát đường huyết, chị em nên bổ sung cà tím và bữa ăn hàng ngày.
Nếu bạn còn băn khoăn bà bầu ăn cà tím được không thì câu trả lời là có, cà tím có chứa hợp chất bioflavonoid giúp kiểm soát chỉ số huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch. Đồng thời các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích thai phụ ăn cà tím để hạn chế tình nguy cơ bị tiền sản giật. Một số nghiên cứu cho thấy cà tím là thực phẩm có tác dụng giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể.
Cà tím còn chứa anthocyanin – chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào cơ thể, ngăn ngừa tổn thương xảy ra. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa anthocyanin còn bảo vệ cơ thể của bà bầu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc bệnh tim mạch.
Lợi ích đối với thai nhi

Khi tìm hiểu bà bầu ăn cà tím được không, nhiều chị em bất ngờ với những lợi ích tuyệt vời của cà tím đối với sự phát triển của thai nhi. Thứ nhất, cà tím bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin, nhờ vậy huyết sắc tố và máu của thai nhi được bổ sung. Có thể nói nguồn dinh dưỡng từ cà tím giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Đặc biệt, hàm lượng folate trong cà tím giúp não bộ phát triển toàn diện, ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Bà bầu có nên ăn quá nhiều cà tím hay không?
Thực tế, bà bầu chỉ nên ăn một lượng cà tím vừa đủ để tránh một số tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể, lượng phytohormone và toxoplasmosis tương đối cao, đây là nguyên nhân khiến kích thích thai phụ chuyển dạ sớm và sinh non.
Cà tím có tính axit khá cao, nếu ăn cà tím quá nhiều hệ tiêu hóa của bà bầu rất dễ bị ảnh hưởng và gây tình trạng khó tiêu. Tốt nhất, chị em nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn lượng cà tím vừa đủ để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bật mí kinh nghiệm chọn cà tím dành cho bà bầu

Sau khi giải đáp được thắc mắc: bà bầu ăn cà tím được không, chị em nên tham khảo một vài bí quyết lựa chọn cà tím đảm bảo ngon, sạch sẽ. Chúng ta thường ưu tiên lựa chọn quả cà tím sở hữu lớp vỏ óng mượt, chắc tay.
Khi chọn cà tím, các bạn nên chọn những quả có kích thước nhỏ, đây là những quả tươi ngon. Ngược lại, quả cà tím với kích thước lớn thường là quả già, có vị đắng và rất khó ăn. Những trái cà tím nhăn nheo, có nhiều vết nứt hoặc có dấu hiệu dập úng thường không ngon, vì thế chị em nên chú ý khi lựa chọn nhé!
Trước khi nấu cà tím, chúng ta nên sơ chế cẩn thận, cụ thể chị em nhớ gọt vỏ và ngâm trái cà trong nước muối khoảng 15 – 30 phút. Khi đã sơ chế xong, các bạn có thể chế biến cà tím thành nhiều món ăn hấp dẫn, ví dụ như: cà tím sốt cà chua, cà tím nướng mỡ hành hoặc tôm xào cà tím…
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên các bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho thắc mắc: bà bầu ăn cà tím được không. Nếu ăn cà tím với lượng vừa đủ, bà bầu có thể duy trì sức khỏe ổn định, đồng thời đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Discussion about this post