Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai ăn chôm chôm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thực tế, bà bầu ăn chôm chôm được không? Để giải đáp câu hỏi này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới.
Chôm chôm bổ sung dưỡng chất nào?
Chôm chôm là loại quả yêu thích của nhiều bà bầu trong mùa hè nhờ hương vị ngọt thanh, vẻ ngoài mọng nước và mềm. Đặc biệt, loại quả này là nguồn cung cấp dinh dưỡng cực kỳ dồi dào, ví dụ như chất xơ, protein, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Khi ăn 100g chôm chôm, cơ thể chúng ta sẽ được cung cấp các dưỡng chất sau:
- Calo: 82 kcal
- Chất xơ: 0.9g
- Protein: 0.7g
- Cacbonhydrat: 21g
- Vitamin:
- Vitamin A: 3IU
- Vitamin C: 4.9mg
- Vitamin B6: 0.02mg
- Vitamin B9: 0.8ng
- Vitamin B3: 1.352mg
- Các khoáng chất:
- Canxi: 22mg
- Sắt: 0.4mg
- Natri: 11mg
- Kali: 42mg
- Phốt pho: 9mg
- Magie: 7mg
Góc chia sẻ: bà bầu ăn chôm chôm được không?
Nhiều chị em phụ nữ lo lắng không biết bà bầu ăn chôm chôm được không. Bởi vì một số người truyền tai nhau rằng chôm chôm là loại quả gây nóng trong người, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Một vài ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai ăn nhiều chôm chôm thường gặp khó khăn khi sinh nở.
Trên thực tế, những quan niệm trên không hề có căn cứ khoa học, ngược lại chôm chôm đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu
Chôm chôm sở hữu hàm lượng vitamin C và đồng tương đối cao, các dưỡng chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc bị nhiễm trùng. Đặc biệt, khoáng chất đồng có kích thích sản xuất tế bào bạch cầu trong cơ thể thai phụ, hỗ trợ phòng chống bệnh cảm cúm, ho hoặc đau nhức đầu cực kỳ hiệu quả.
Hạn chế tình trạng chóng mặt, buồn nôn
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu thường cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, nguyên nhân là do nồng độ hormone tăng cao, hoạt động của dạ dày, ruột và thực quản chịu nhiều ảnh hưởng. Điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm, bà bầu dễ cảm thấy buồn nôn và khó chịu.
Để cải thiện tình trạng này, chị em có thể ăn vài quả chôm chôm. Bởi vì quả chôm chôm có vị ngọt và chua nhẹ, hương vị này giúp giảm cảm giác buồn nôn ở bà bầu.
Bổ sung sắt cho bà bầu

Nếu chị em đang băn khoăn bà bầu ăn chôm chôm được không thì câu trả lời là có. Khi mang thai, người phụ nữ thường bị thiếu sắt, hậu quả là cơ thể thiếu máu, dễ bị ngất hoặc suy nhược. Tình trạng này kéo dài sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như: sinh non hoặc nhiễm trùng hậu sản…
Các chuyên gia cho biết trong thành phần dinh dưỡng của chôm chôm, sắt chiếm tới 3% hàm lượng. Bà bầu thường xuyên ăn chôm chôm sẽ bổ sung thêm nhiều sắt cho cơ thể, hạn chế tình trạng thiếu máu xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa
Bà bầu thường gặp một số vấn đề về hệ tiêu hóa, ví dụ như: táo bón hoặc tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra do rối loạn hormone, do bổ sung quá nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai. Để giải quyết tình trạng táo bón, đầy hơi và khó tiêu, bà bầu hãy tích cực ăn chôm chôm, bởi vì vitamin và chất xơ trong loại quả này giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn nhiều.
Ngoài những lợi ích tuyệt vời kể trên, thành phần dinh dưỡng trong quả chôm chôm còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ kiểm soát huyết áp và cholesterol cho bà bầu. Nguồn vitamin dồi dào tử quả chôm chôm giúp làn da của bà bầu đẹp hơn, hạn chế vết rạn da, đồng thời kích thích mọc tóc nhanh…
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn chị em đã giải đáp được thắc mắc: bà bầu ăn chôm chôm được không.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu chôm chôm?

Mặc dù chôm chôm có lợi cho sức khỏe của bà bầu, tuy nhiên chị em không nên ăn quá nhiều loại quả này. Thai phụ có thể ăn nhiều nhất 10 quả chôm chôm/ngày, đối với người mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bạn nên ăn khoảng 4 – 5 quả chôm chôm/ngày. Nếu ăn quá nhiều chôm chôm, bà bầu có thể cảm thấy nóng trong người, chỉ số đường huyết tăng nhẹ và ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe.
Đặc biệt, bà bầu không nên ăn những quả chôm chôm quá chín. lúc này chôm chôm rất dễ lên men, tạo ra cồn. Khi mẹ bầu ăn quá nhiều chôm chôm chín, thai nhi có nguy cơ bị dị tật, thậm chí là sảy thai. Chính vì thế, chị em cần lưu ý lựa chọn hoa quả tươi và bảo quản chôm chôm trong tủ lạnh để ăn trong vòng 2 – 3 ngày.
Bên cạnh ăn chôm chôm tươi, chị em có thể đổi khẩu vị, thưởng thức mứt chôm chôm hoặc nước ép làm từ chôm chôm nhé! Đối với nước ép chôm chôm, chúng ta nên uống ngay sau khi xay để tránh tình trạng lên men.
Thời điểm thích hợp nhất để ăn chôm chôm là sau bữa chính 1 – 2 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể ăn chôm chôm trong bữa phụ buổi chiều để nạp thêm năng lượng cho cơ thể.
Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài sẽ giúp chị em giải đáp câu hỏi: bà bầu ăn chôm chôm được không. Nhìn chung, trái chôm chôm sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào và đem lại nhiều lợi ích đối với phụ nữ đang mang thai. Chị em có thể ăn từ 6 – 10 quả chôm chôm mỗi ngày để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhé!
Discussion about this post