Nhãn là loại quả yêu thích của đa số người dân Việt Nam, tuy nhiên phụ nữ mang thai thường hạn chế ăn nhãn vì sợ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Vậy bà bầu ăn nhãn được không, chúng ta cùng giải đáp trong bài viết này nhé!
Hàm lượng dinh dưỡng trong quả nhãn
Nhãn là loại quả quen thuộc ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng như: đạm, chất béo, chất xơ, vitamin C và một số khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: phốt pho, canxi và magie…

Cụ thể, 100g thịt nhãn sẽ cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng như sau:
- Đạm: 1.31g
- Chất béo: 0.1 g
- Chất xơ: 1.1 g
- Vitamin C: 84 mg
- Phốt pho: 21 mg
- Canxi: 1 mg
- Magie: 10 mg,…
Không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, dồi dào, long nhãn còn được yêu thích bởi hương thơm và vị ngọt ngào. Thức quả này là món ăn yêu thích của rất nhiều người, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong dân gian nhiều người cho rằng long nhãn không có lợi cho sức khỏe của thai phụ, vậy bà bầu ăn nhãn được không?
Bà bầu ăn nhãn được không?
Một số người cho rằng quả nhãn là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy nóng trong người, điều này đe dọa tới sự phát triển của thai nhi, làm gia tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều long nhãn, thai phụ sẽ phải đối mặt với tình trạng táo bón, huyết áp tăng cao đột ngột.

Với những ảnh hưởng tiêu cực kể trên, liệu bà bầu ăn nhãn được không? Trên thực tế, long nhãn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trung bình một ngày thai phụ có thể ăn từ 200 – 300g nhãn, nếu ăn quá nhiều thì long nhãn mới tác động xấu đối với sức khỏe.
Vậy quả long nhãn đem lại lợi ích như thế nào đối với mẹ bầu?
Cải thiện sức khỏe, thể lực
Dinh dưỡng từ quả nhãn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng sức khỏe và thể lực khá tốt. Khi mang bầu, người phụ nữ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi do ốm nghén. Tình trạng này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố cũng như tâm lý của mẹ bầu. Để cải thiện tình trạng mệt mỏi, uể oải chị em nên bổ sung đường để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể.
Một trong những loại quả chứa nhiều đường là quả long nhãn, thành phần gồm có glucose và sucrose. Lượng đường có trong quả nhãn tiếp thêm năng lượng cho mẹ bầu, giúp họ cải thiện sức khỏe, thể lực, ăn ngon miệng, chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
Ngăn ngừa bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa
Nếu bạn đang băn khoăn bà bầu ăn nhãn được không thì câu trả lời là có, bởi vì loại quả này giúp thai phụ ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa. Trong giai đoạn đầu mang thai, người phụ nữ thường bị táo bón, đầy hơi hoặc khó tiêu.

Để xử lý các vấn đề về đường tiêu hóa, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu nên ăn nhiều nhãn. Bởi vì loại quả này bổ sung protein thực vật, chất béo cho cơ thể, nhờ vậy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng táo bón, đầy hơi hoặc khó tiêu…
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Nhãn là một loại hoa quả có hàm lượng vitamin C tương đối cao. Chính vì thế trong giai đoạn mang thai người phụ nữ nên ăn nhãn để bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể, tăng sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh trong thời kỳ mang bầu.
Như vậy, lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn nhãn được không là “có”. Tuy nhiên, khi ăn, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề.
Mẹ bầu ăn nhãn như thế nào là đúng?
Bên cạnh việc tìm hiểu: bà bầu ăn nhãn được không, chị em nên ăn nhãn đúng cách. Thứ nhất mẹ bầu không nên ăn nhãn khi đang đói để tránh kích thích dạ dày. Lời khuyên của bác sĩ là chị em nên ăn long nhãn sau khi ăn bữa chính khoảng 30 phút – 1 tiếng.
Như đã phân tích ở trên, long nhãn là thức quả gây nóng trong người, điều này có thể khiến mẹ bầu bị táo bón, tăng nguy cơ sảy thai. Chính vì thế, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhãn trong một ngày. Tốt nhất chị em nên ăn từ 200 – 300g nhãn/ ngày để hạn chế hiện tượng nóng trong người. Mẹ bầu từng mắc bệnh lý táo bón hoặc cao huyết áp, hay đang bị tiểu đường thai kỳ nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn nhãn nhé!

Chị em có thể thay đổi khẩu vị bằng cách chế biến nhiều món ăn từ nhãn, một vài gợi ý dành cho bạn là: ăn kèm nhãn với chè hoặc sữa chua…
Gợi ý một số món ăn từ nhãn dành cho mẹ bầu
Sau khi giải đáp thắc mắc: bà bầu ăn nhãn được không, mời các bạn tham khảo một số món ăn từ nhãn dành cho mẹ bầu nhé! Để hấp thu dinh dưỡng tối đa, chị em nên ưu tiên ăn thịt nhãn tươi thay vì ăn các món sấy khô.
Một trong những món ăn từ nhãn cực kỳ nổi tiếng là chè hạt sen long nhãn với vị ngọt của nhãn và thơm bùi của hạt sen. Các nguyên liệu cần chuẩn bị khá đơn giản, gồm có: nhãn tươi, hạt sen, đường phèn và vani.
Khi làm chè hạt sen long nhãn, các bạn nhớ ngâm hạt sen trong nước muối ít nhất 30 phút và bỏ tâm sen để không cảm thấy đắng. Hạt sen được đun sôi rồi hòa cùng đường phèn thêm 20 – 30 phút để ngấm gia vi. Món chè hạt sen long nhãn ăn nóng hay để bảo quản trong tủ lạnh đều ngon, tùy vào sở thích, mẹ bầu có thể lựa chọn cách ăn chè phù hợp nhé!

Vào mùa hè, kem nhãn là món ăn không thể bỏ qua với phụ nữ đang mang thai. Món ăn này mang vị ngọt dịu nhẹ của nhãn và cảm giác mát lạnh từ kem. Chúng ta có thể sử dụng sữa tươi không đường, whipping cream và đường cát trắng để tạo nên hỗn hợp kem sánh mịn, mát lạnh ăn cùng long nhãn đã tách cùi. Nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị, chị em có thể mua kem làm sẵn, trộn cùng thịt nhãn và thưởng thức.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo và thực hiện món trà nhãn để thưởng thức trong những ngày hè oi bức nhé!
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp chị em giải đáp thắc mắc: bà bầu ăn nhãn được không. Đồng thời, thai phụ cũng “bỏ túi” được một số món ăn chế biến từ nhãn cực kỳ hấp dẫn và phù hợp thưởng thức vào mùa hè.
Discussion about this post