Tuổi thơ 7x, 8x có lẽ không thể quên được món bánh đúc thơm ngon, nóng hổi. Ngay ở thời điểm hiện tại, món bánh luôn được xem là món “ăn vặt” thu hút lượng lớn giới trẻ. Dọc các con phố Hà Thành hay các chợ lớn đến bé, phố ẩm thực,… chúng ta luôn bắt gặp hình ảnh các quán hàng rong, Food Truck kinh doanh mặt hàng này.
Thật tuyệt vời khi được thưởng thức bát canh bánh nóng hổi, dẻo quánh trong tiết trời lạnh. Không phải đấu tranh tư tưởng “phi ra đường khi gió lạnh” đến quán để thưởng thức bánh khi “cơn them” chiếm lĩnh “lý trí”. Bạn có thể tự tay làm bánh ngay tại nhà chỉ với các nguyên liệu thân thuộc. Đừng chần chờ gì nữa cùng giavi.net bắt tay vào làm ngay thôi nào bạn ơi!
Đặc điểm của bánh đúc
Bánh đúc là món ăn đã quá phổ biến và quen thuộc với những người con đất Việt. Chất bánh mịn, mát, ăn no nhưng lại dễ tiêu. Đồng thời, giá thành của bánh đúc rất rẻ, không quá đắt như một số loại bánh khác. Do đó, loại bánh này đã trở thành món ăn dân gian phổ biến, được nhiều người yêu thích ở 3 miền.
Bánh đúc ở miền Trung và miền Bắc thường được chế biến từ bột gạo và thêm một số loại gia vị. Tuy nhiên, bánh đúc ở miền Nam đều được làm từ bột năng. Bánh được đúc trong một khuôn to và được cắt nhỏ thành từng miếng khi ăn.
Loại bánh này được dùng để ăn lót dạ hoặc ăn bữa sáng kèm với một chén nước tương. Một số người khác thường ăn kèm với rau thơm, canh riêu cua, thịt hay cá kho,… Một số người khác còn ăn chung với mật ong, mắm tôm, mứt trái cây, mật mía,… Sau này, bánh đúc được biến thể sang một số loại bánh khác như bánh đúc dừa, bánh đúc lạc, bánh đúc ngô,…
>>> TÌm hiểu thêm: Bỏ túi cách làm bánh Pía sầu riêng ngon quên lối về – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Một số loại bánh đúc phổ biến
Đặc điểm chung của các loại bánh đúc là đều được đúc thành khuôn từ bột gạo, bột năng. Một số loại bánh được biến tấu hiện nay như:
- Bánh đúc nóng: Món ăn này phải thưởng thức lúc nóng mới giữ được độ ngon. Bánh này được ăn kèm với mộc nhĩ, thịt băm xào với một ít gia vị rồi đổ lên mặt bánh. Một số hàng quán ở Sài Gòn còn có thêm chả cá, trứng cút để ăn kèm.
- Bánh đúc mặn: Loại bánh này còn có tên gọi khác là bánh bột hấp hay bánh đúc cốt dừa. Khi ăn, bánh sẽ được pha cùng một chút muối và bột năng, ăn kèm với nước cốt dừa nên giữ được độ béo, thơm.
- Bánh đúc mắm tôm: Món ăn này không quá quen thuộc vì 2 nguyên liệu dường như không liên quan. Món ăn này được ăn khi đã nguội, khi chấm cùng mắm tôm sẽ có hương vị đặc sắc.
- Bánh đúc lá dứa: Món ăn này khá quen thuộc với người dân miền Tây, còn được gọi là bánh đúc ngọt. Món ăn này có mùi thơm của lá dứa, bột bánh ẩm, mềm, hơi dai, thường ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa và một lớp mè.
- Bánh đúc lạc: Loại bánh này phổ biến ở miền Bắc, bên trong có những hạt lạc để làm hấp dẫn bánh thêm. Bánh được ăn khi đã nguội kèm với một chén tương bần.
>>> Có thể bạn muốn biết: Kinh nghiệm làm bánh đậu xanh ngon chuẩn vị – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Cách chọn mua nguyên liệu làm bánh
Để có món bánh ngon bạn cần lưu ý trong quá trình chọn nguyên liệu. Một số tiêu chuẩn chọn nguyên liệu bao gồm:
Chọn thịt lợn thơm ngon, tươi
- Nên chọn thịt lợn tươi, có độ đàn hồi tốt và màu sắc chuẩn. Những miếng thịt màu nhợt nhạt, mùi và độ đàn hồi kém hay có vật thể lạ bạn nên bỏ qua.
- Bạn chỉ nên mua miếng thịt to bản sẵn rồi mới xay nhuyễn, không nên mua thịt xay sẵn tại chợ.
- Với thịt chảy nước đồng thời nhớt, không có lớp ngoài khô thì không nên mua.
Chọn nấm mèo hay mộc nhĩ
- Chỉ nên mua những loại nấm mèo hay mộc nhĩ tai to, cánh dày. Bạn nên để ý phần gốc càng ít tai nấm con càng tốt.
- Nấm cần có màu sậm, bóng kèm màu café sữa mặt dưới chuẩn.
- Tai nấm nếu có màu đen bạn cần tránh mua vì chúng thường rất giòn và dễ nát khi chế biến.
- Tuyệt đối tránh nấm bị mốc hoặc ẩm ướt.
Chọn nấm hương
Nấm hương là thành phần nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng của món bánh đúc nóng. Vì vậy chất lượng của nấm hương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon và thơm của bánh.
- Chỉ nên mua nấm hương nguyên vẹn, không bị đứt gãy kèm tông màu sáng chuẩn.
- Mua nấm có mùi thơm, khô ráo, không có mùi lạ hoặc có nấm mốc trắng.
- Chỉ nên mua nấm ở các cửa hàng uy tín, đặc biệt là trong tạp hóa, siêu thị để đảm bảo nấm luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất.
Trên đây là 3 nguyên liệu bạn cần đặc biệt chú ý trong lúc mua. Căn bản độ thơm ngon của bánh chuẩn hay không đều được quyết định bởi những nguyên liệu này.
Những lưu ý khi chế biến bánh đúc
- Món bánh đúc thơm ngon, sánh mịn được tạo ra bởi mỗi công đoạn làm “chuẩn”. Bởi vậy bạn cần chỉnh chu trong từng khâu từ chọn nguyên liệu cho đến làm nhân thịt, làm bánh.
- Hương vị bánh thơm ngon cũng do nước chấm quyết định rất nhiều. Bởi vậy bạn không nên xem nhẹ quá trình pha nước chấm. Nước chấm càng ngon sẽ càng đưa đẩy vị giác.
- Trong quá trình làm bánh, trường hợp bạn dùng bột tự làm cần để ý thời gian ngâm. Hơn nữa, bạn cần thay nước giúp bột được nở tối đa và mềm hơn, tránh tình trạng bột bị khô. Nhưng bạn cũng nên hạn chế lượng nước quá nhiều sẽ làm hỏng bánh.
- Bánh muốn dẻo và ngon hơn bạn có thể bổ sung bột năng. Còn muốn bánh cứng hơn thì cần cho ít nước đi. Bánh đặc quá bạn cần bổ sung nước và cho nhỏ lửa. Bạn cần khuấy liên tục để tránh tình trạng cháy đáy nồi.
Những món ăn kèm bánh đúc
Với món bánh nóng ăn đơn thuần thôi cũng đủ bạn mê mẩn rồi. Thực tế, bánh này cũng có nhiều cách thưởng thức, ăn kèm nhiều món chẳng hạn như vừng rang hay nước cốt dừa để tăng thêm độ béo ngậy.
Như bạn thấy, làm bánh đúc nóng chuẩn vị Hà Thành rất dễ dàng phải không nào. Chỉ cần bạn đam mê nấu nướng là có thể biến ẩm thực trong ngôi nhà trở nên phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều. Chúc bạn thành công với cách làm bánh được bật mí như trên nhé!
Bí quyết làm bánh đúc nóng ngon chuẩn vị Hà Thành
Print RecipeNguyên Liệu
- 200gr bột gạo
- 200gr bột năng
- 200gr thịt heo băm
- 50gr bột nếp tầm
- 20gr nấm hương
- 20gr nấm mèo
- Một số rau gia vị đi kèm như rau mùi, tỏi, hành khô, dầu ăn, muối, hạt tiêu, nước mắm,…
Hướng dẫn nấu
Món bánh đúc ngoài kiểu truyền thống thì rất đa dạng: bánh lá dứa, bánh riêu cua, bánh lạt, bánh nộm,… Tùy vào mỗi thể loại chúng sẽ có cách chế biến khác nhau. Nhưng với bánh để làm chuẩn vị Hà Thanh, bạn cần tiến hành các bước làm như sau:
Nấu phần thịt
Nấm mèo và nấm hương sau khi được ngâm nửa tiếng sẽ rửa sạch và loại bỏ phần chân nấm. Bạn sẽ cắt chúng thành lát nhỏ để trộn cùng với thịt băm hoặc xay nhuyễn.
Hành khô băm nhỏ và phi thơm ở nhiệt độ cao đến khi ngả vàng là được. Cả hành, nấm mèo, nấm hương và thịt được mang trộn đều cùng nhau rồi mang lên chảo đảo chín tái.
Bạn sẽ thêm gia vị: mắn, bột ngọt, chút tiêu rồi đảo trong vòng 10 phút đến khi hỗn hợp chín là ok.
Làm bánh đúc nóng
Khâu làm bánh đúc chính là phần trọng tâm bạn cần đặc biệt chú ý. Bạn sẽ trộn đều nguyên liệu gồm: bột gạo, bột năng, bột nếp vào nước đến khi khuấy tan. Hỗn hợp nước này được mang đun sôi nhỏ lửa đến khi sánh mịn.
Bạn cho chút dầu ăn vào nồi rồi đảo đều khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp. Tiếp đến, bạn pha nước mắm với tiêu chuẩn nước ấm (2 thìa) + đường (1 thìa) + giấm (1 thìa) + nước mắm (1 thìa). Để nước chấm ngon bạn sẽ thêm tỏi băm nữa.
Thành phẩm
Một bát bánh đúc chuẩn là còn giữ được độ nóng hổi trong bát nước chấm thêm lá mùi đưa đẩy hương vị. Bánh cần dẻo, thơm, sánh kết hợp cùng nhân thịt hòa quyện hương vị nước chấm ngọt, thơm, cay cay. Chắc chắn bạn sẽ tự hào và khâm phục chính tay nghề đầu bếp của mình.
Discussion about this post