Bánh khọt là một loại bánh dân dã đặc trưng của Vũng Tàu mà rất nhiều người yêu thích. Vào một ngày trời trở gió, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn chuẩn bị một đĩa bánh khọt thơm ngon, giòn rụm để chiêu đãi cả nhà. Cách làm món bánh này không quá khó, bạn chỉ cần áp dụng theo công thức sau đây của giavi sẽ có ngay những chiếc bánh giòn rụm và thơm ngon đậm vị.
Nguồn gốc và đặc điểm của bánh khọt
Không ai biết bánh khọt có nguồn gốc từ bao giờ và xuất phát từ đâu. Chỉ thấy loại bánh này đã phổ biến ở các tỉnh thành phía nam từ rất lâu. Bánh khọt được người dân tạo nên mang đậm nét truyền thống được xếp tròn như những cánh hoa vàng hoặc trắng ngà tùy ý cháy sém cạnh bày vào đĩa.
Bánh được làm từ bột sắn hoặc bột gạo kết hợp với nhân tôm, được nướng chín ăn kèm với nước mắm chua ngọt, sau sống… Có thể nói, bánh khọt khá nổi tiếng và được đông đảo người dùng ưa thích.
Tên bánh cũng được người làm lý giải hết sức thú vị, trong quá trình đổ bánh phải dùng muỗng khuấy để lóc bánh ra khỏi chiếc khuôn, mỗi lần muỗng chạm vào thành khuôn đều phát tiếng kêu như “khọt khọt”. Hay còn cách lý giải khác theo người xưa như, bột là món ăn từ xưa người nghèo dùng làm lương thực chính để sống qua ngày thay vì những món đắt tiền cao lương mỹ vị.
>>> Bài viết liên quan: Bật mí cách làm bánh Donut không chiên ngon hết nấc – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
“Khộp” là cái tên người ta đặt cho bánh từ khi hình thành nhưng lâu dần người dân hay đọc lái cho tiện phát âm thành bánh khọt. Có thể nói, bất cứ ai khi được thưởng thức qua món bánh khọt đều nhớ mãi hương vị riêng của bánh, độ béo của tôm kết hợp vị chua ngọt của nước mắm, kèm với vị hài hòa của lớp bột.
Những lưu ý khi chế biến
Để bánh khọt làm ra được thơm ngon, giòn và đẹp mắt, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:
- Nhất định phải có cơm xay nhuyễn để đế bánh được giòn hơn khi nướng, đây chính là bí quyết của các thợ làm bánh lâu năm truyền lại.
- Trứng gà cũng là một thành phần quan trọng giúp cho bột bánh được giòn và béo hơn.
- Tỷ lệ cân đối giữa bột và nước cũng cực kỳ quan trọng để đảm bảo lớp vỏ bánh không bị nhão.
- Quá trình đổ bánh phải được thực hiện 3 lần và nhớ thêm dầu ở phần rìa để giúp vỏ bánh được giòn hơn.
>>> Xem thêm: Bí quyết làm bánh đúc nóng ngon chuẩn vị Hà Thành – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Trên đây là những thông tin về cách làm món bánh khọt thơm ngon như ở ngoài hàng mà bạn có thể áp dụng để chiêu đãi cả gia đình mình. Với những nguyên liệu dễ kiếm cùng cách làm đơn giản, chắc chắn bất cứ ai cũng có thể làm nên một đĩa bánh khọt chất lượng nhất. Hy vọng, những hướng dẫn được cập nhật ở trên sẽ có ích cho thực đơn bữa ăn gia đình của bạn.
Hướng dẫn cách làm bánh khọt thơm ngon, giòn rụm
Print RecipeNguyên Liệu
- 600g tôm
- 200g thịt heo xay
- 400g mực
- 500g bột gạo
- 140g cơm
- 400ml nước cốt dừa
- 100g bột chiên giòn
- 20g nấm mèo
- 12 củ hành tím
- 4 củ tỏi
- 20g hành lá
- 20g bột nghệ
- 400ml nước dừa
- 2 muỗng canh bột năng
- 2 quả trứng gà
- 4 trái ớt
- 200g rau thơm
Hướng dẫn nấu
Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên bạn cần băm nhỏ hành tím, cắt hành lá và rửa sạch rau thơm để chuẩn bị cho món ăn của mình. Lưu ý, bạn cần tách riêng phần đầu hành và lá hành khi sơ chế.
- Bạn bỏ phần đầu, vỏ và chỉ đen ở thân tôm. Trong trường hợp tôm quá to thì bạn cần cắt nhỏ chúng ra. Để món ăn được đẹp mắt thì bạn nên ưu tiên chọn mua những con tôm có kích thước nhỏ vừa ăn.
- Ướp tôm với nửa muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng dầu hành cùng 1 muỗng hành tím để làm dậy mùi hương của tôm.
- Nấm mèo được ngâm ở trong nước ấm cho đến khi chúng nở to và mềm thì rửa lại với nước sạch và mang đi băm nhỏ.
- Đối với mực, bạn rửa với nước rồi loại bỏ túi mực, xương sống và làm sạch lại một lần nữa. Kế đến, bạn cắt mực thành từng khoanh nhỏ vừa ăn.
- Thịt xay mang đi ướp với một ít muối, bột ngọt, hành tím, nấm mèo băm nhỏ và tiêu rồi trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.
- Bạn cho cơm xay nhuyễn cùng với 1 ít nước rồi lọc bỏ phần cơm cặn và chỉ giữ lại phần cơm mịn để làm bánh.
Pha bột làm bánh
Đối với phần bột bánh, bạn cho lần lượt các nguyên liệu gồm bột gạo, cơm xay nhuyễn, bột chiên giòn, nước, bột nghệ và nước cốt dừa vào tô lớn rồi khuấy đều lên. Sau khi trộn đều các nguyên liệu, bạn cho bột bánh nghỉ khoảng 1 tiếng.
Trước khi bắt đầu đổ bánh, bạn nêm thêm một ít đường, bột ngọt và thêm 1 quả trứng vào để làm dậy hương vị cho phần vỏ bánh. Sự gia giảm gia vị trước khi đổ sẽ giúp bánh có vị béo và dễ ăn hơn khi nướng, bánh cũng sẽ giòn hơn.
Xào nhân bánh
- Bạn bắc chảo lên trên bếp ở lửa vừa rồi cho vào 1 muỗng dầu ăn để phi thơm tỏi. Khi tỏi chuyển sang màu vàng thì bạn cho tôm vào xào đến khi thịt tôm chín săn lại là được.
- Đối với thịt băm và mực, bạn cũng xào tương tự như cách xào tôm, đảm bảo phần nhân chín và dậy mùi thơm là ổn.
Nấu nước cốt dừa
Để nấu nước cốt dừa cho món bánh khọt được thơm ngon, bạn thực hiện như sau:
- Cho nước cốt dừa vào nồi, cho thêm 2 muỗng bột năng và khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn.
- Sau đó, bạn bắc nồi nước cốt lên bếp và cho đun ở lửa nhỏ đến khi nước dừa hơi nóng và sánh lại thì cho vào một ít muối rồi tắt bếp là xong.
Pha nước chấm bánh khọt
Món bánh khọt sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu một bát nước chấm thơm ngon. Bạn có thể làm nước chấm theo công thức sau đây:
- Băm nhỏ 2 – 3 tép tỏi và cắt nhỏ 2 trái ớt
- Cho 100ml nước mắm, 100g đường và 200ml nước dừa vào nồi và bắc lên bếp để đun. Trong quá trình nấu nước mắm, bạn cần khuấy đều tay để đường tan ra rồi tắt bếp.
- Cuối cùng, cho thêm 30ml giấm ăn vào nồi nước mắm và chờ nguội rồi mới cho tỏi và ớt vào để hoàn thiện.
Đổ bánh khọt
Đầu tiên, bạn cho khuôn bánh lên bếp ở lửa lớn chờ cho khuôn bánh nóng lên. Kế đến, bạn mở nhỏ lựa lại rồi cho lên mặt khuôn một ít dầu ăn để khi nướng bánh sẽ không bị dính và cháy. Bạn tiến hành đổ bánh vào khuôn 3 lần như sau:
- Lần 1: Đổ bột bành vào khoảng 1/3 khuôn bánh
- Lần 2: Khi bột chín, bạn cho thêm 1 ít dầu ăn ở rìa khuôn và đổ thêm 1 ít bột bánh vào
- Lần 3: Khi lớp bột thứ 2 đã chín, bạn cho một ít nước cốt dừa vào khuôn rồi đến hành lá, tỏi băm và 1 lớp bột cuối cùng. Lúc này, bạn cho thêm nhân bánh lên trên.
Bạn nước bánh ở lửa nhỏ cho đến khi đáy bảnh chuyển sang màu vàng thì lật ngược bánh lại, đảm bảo chín đều rồi vớt ra ngoài. Bạn thực hiện hoạt động này cho đến khi hết phần bột và nhân đã chuẩn bị.
Discussion about this post