Bánh mì là món ăn yêu thích của nhiều người, nhất là vào bữa sáng. Nếu trong nhà có những chiếc bánh do chính tay bạn làm thì càng tuyệt vời hơn. Vậy làm bánh mì có khó không? Bài viết dưới đây giavi sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh siêu ngon ngay tại nhà mà ai cũng có thể làm được.
Nguồn gốc của bánh mì
Bánh mì Việt Nam được bắt nguồn từ bánh mì baguette của người Pháp, được mang đến Việt Nam để phục vụ trong bữa ăn của họ. Do đó, bánh mì nguyên thủy có cách ăn theo kiểu châu Âu, được đặt lên đĩa kèm theo dao, nĩa.
Loại bánh mì baguette xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 19 với vỏ giòn cứng, đặc ruột. Sau khi xuất hiện, người Pháp đã xây dựng nên những lò bánh mì lò gạch đầu tiên để phục vụ cho lính Pháp và một phần người Việt thuộc tầng lớp thượng lưu.
Ban đầu, nguyên liệu làm bánh mì chỉ gồm men nở, bột mì, muối và nước. Quy trình làm bánh mì thủ công trải qua 3 khâu chính là trộn bột, khâu cân và se bột và cuối cùng là nướng bánh. Mỗi mẻ bánh mì sẽ được được trong những giỏ cần xé lớn được làm bằng tre già hoặc mây.
Những chiếc bánh mì “xé cánh” Đông Dương hiện đại được ra đời vào cuối những năm 50 của thế kỷ 20. Chiều dài của loại bánh này thường rơi vào khoảng 20cm, được cắt 3 dao và nở thành 3 cánh.
Bánh mì cho thêm nhân được xuất hiện vào khoảng năm 1958 bởi chủ cửa hàng bánh mì Hòa Mã. Loại bánh mì kẹp thịt này nhanh chóng được giới công chức và học sinh, sinh viên ưa chuộng nên xuất hiện nhiều ở Sài thành và vẫn tồn tại đến bây giờ.
Sau đó, công thức làm ra bánh mì cũng được thay đổi dần. Ở Việt Nam, người thợ làm bánh sử dụng nhiều men, nước hơn và vỏ của những chiếc bánh mì làm ra sẽ mỏng, ruột xốp, phù hợp với người dân Việt Nam.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Một số lưu ý khi làm bánh mì truyền thống
Để tạo nên những chiếc bánh mì thơm ngon cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của người làm bánh. Đồng thời, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên chọn bột mì giàu protein để bánh có độ dai và xốp. Tốt nhất là hàm lượng protein từ 12-13%. Ngoài ra bạn có thể sử dụng bột mì đa dụng 10-11% protein.
- Khi nhồi bột, bạn cần chú ý dành thời gian cho bột nghỉ để hình thành các sợi gluten. Như vậy các công đoạn sau đó sẽ tiết kiệm thời gian, công sức hơn.
- Sau khi nhồi bột, nếu có cảm giác bột bị khô thì cần thêm bột áo và nước để giúp bột mềm và dẻo hơn.
- Nếu nhồi bột bằng máy thì chỉ nên sử dụng ở tốc độ thấp để bột nở như ý.
- Tránh ủ bột ở nơi có nhiệt độ cao hơn 45 độ C làm ảnh hưởng đến quá trình nở của bột.
- Khi tạo hình bánh cần thao tác nhanh để tránh bề mặt bột bị khô.
- Để bánh mì thơm ngon hơn, bạn có thể quét lên bề mặt bánh khi đã chín một ít mè rang.
Món ăn kèm với bánh mì
Bánh mì là món ăn phổ biến của người dân Việt Nam. Bạn có thể ăn bánh mì kèm với nhiều món khác như chấm sữa, kẹp trứng, thịt, chả, xúc xích,…Thậm chí, bạn có thể ăn bánh mì không cũng rất ngon.
>>> TÌm hiểu thêm: Cách làm bánh cuốn chuẩn điệu, cả nhà tấm tắc khen! – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết cho bạn cách làm bánh mì tại nhà với lò nướng. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công và có những chiếc bánh mì thật ngon để cùng gia đình thưởng thức.
Cách làm bánh mì tại nhà siêu ngon cho các bà nội trợ
Print RecipeNguyên Liệu
- Bột bánh mì số 13: 500 gam
- Men nở instant: 6 gam
- Bột Vitamin C: 0,15 gam
- Dầu ăn: 25ml
- Giấm: 10 gam
- Muối: 5 gam
- Đường 8 gam
- Nước lọc: 300ml
Hướng dẫn nấu
Bánh mì là món ăn đa dạng với nhiều kiểu dáng và hương vị khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước làm bánh mì truyền thống của Việt Nam:
Chuẩn bị nhào bột bánh mì
Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên bao gồm bột bánh mì, men nở, muối, đường, bột Vitamin C.
Tiếp theo bạn trộn vào hỗn hợp bột khô 10 gam giấm, 25ml dầu ăn và 300ml nước lạnh. Tuy nhiên khi đổ nước vào bột, bạn nên đổ từ từ để nước thấm dần vào trong bột. Không nên đổ luôn một lần sẽ khiến bột dễ bị hư.
Nhào bột làm bánh
Bạn có thể nhào bột bằng tay hoặc bằng máy. Nếu nhào bột bằng tay thì trước tiên bạn hãy thoa vào lòng bàn tay một chút dầu ăn. Điều này sẽ giúp bột không bị dính vào tay. Sau đó bạn nhào bột thật kỹ bằng các động tác như ấn bột, miết bột ra xa và gập chúng lại. Cứ nhồi như vậy đến khi bột dẻo và không còn dính vào tay là đạt.
Nếu dùng máy nhồi bột thì 2 phút đầu tiên bạn nên bật máy ở số 2. 10 phút sau bật máy ở số 4 rồi cho bột nghỉ 1 phút. Sau đó tiếp tục bật máy ở số 4 trong vòng 5 phút và bật ở số 6 trong vòng 2 phút. Cách thực hiện như vậy sẽ giúp bột có được độ dẻo dai.
Ủ bột bánh mì
Khi bột được nhào xong, bạn tiến hành ủ bột khoảng 1 tiếng. Việc ủ bột sẽ giúp bột nở ra. Bánh sẽ trở nên dai và mềm hơn.
Chia nhỏ bột và tạo hình chiếc bánh
Trước khi tạo hình bánh mì, bạn nhồi bột lại một lần nữa cho thật mịn và ủ bột khoảng 10 phút. Sau đó, chia bột ra thành các viên nhỏ, mỗi viên khoảng 10-12 gam. Thoa một chút dầu ăn lên lòng bàn tay và mặt bàn để khỏi dính bột.
Trước tiên, bạn lấy một viên bột bánh ấn xuống và đập nhẹ lên bề mặt. Gấp các mép ngoài của khối bột vào trong và túm mép bánh lại. Sau đó bạn vê tròn khối bột. Sau khi vê tròn viên bột cần đảm bảo bề mặt của chúng mịn, bóng. Như vậy bánh mì khi làm ra sẽ đẹp hơn. Bạn làm như vậy đối với tất cả các khối bột còn lại.
Tiếp theo, bạn dùng khăn sạch và khô phủ lên bột và ủ khoảng 10 phút. Kết thúc thời gian ủ, bạn úp mặt bột mịn xuống dưới. Sau đó thực hiện các thao tác đè, gấp mép và vê tròn như lúc trước. Ủ bột thêm 5 phút.
Sau 5 phút, bạn lấy cây cán bột để cán mỏng bột thành khối như hình tam giác với chiều cao khoảng 1 gang tay. Bạn cuộn tròn bột để tạo thành hình thuôn dài, chóp nhọn.
Sau khi tạo hình, bạn xếp bánh lên khay và ủ trong lò nướng khoảng 15 phút. Khi ủ cần đậy lò nướng lại. Tiếp đó, bạn mở lò nướng ra để lưu thông không khí vào và ủ bánh thêm 5 phút. Đây là thao tác ủ, không phải nướng bánh nên bạn nhớ là không được bật lò nướng.
Nướng bánh
Trước khi tiến hành nướng bánh, bạn cần bật lò nướng ở nhiệt độ 240 độ C khoảng 15 phút để làm nóng lò. Bạn để thêm một cái khay trống vào đó. Khi lò đã nóng, bạn đỏ vào khay khoảng 300ml nước sôi. Khay nước này sẽ giúp tạo độ ẩm trong lò.
Bạn rạch một đường cong theo chiều dài chiếc bánh mì và xịt nước lên mặt bánh cho đẫm. Sau đó cho bánh vào lò nướng, để trên khay nước nóng. Đậy kín lò và nướng bánh trong khoảng 8 phút ở nhiệt độ 240 độ C. Bánh sẽ nở phồng vàng. Bạn mở cửa lò và xoay khay để toàn bộ các chiếc bánh được chín đều.
Tiếp đó, bạn hạ nhiệt độ xuống 200 độ C và nướng trong 10 phút. Sau đó hạ nhiệt độ xuống 180 độ và nướng trong 2-3 phút là xong.
Bánh mì sau khi nướng xong sẽ nở căng phồng, mùi thơm thoang thoảng từ bột mì, vỏ bánh giòn rôm rốp vô cùng hấp dẫn.
Discussion about this post