Cũng giống như gạo lứt, bún gạo lứt có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt dành cho những người đang giảm cân và người mắc bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu về loại bún này và 2 cách chế biến ngon miệng cùng Giavi.net nhé!
Khái niệm về gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo được gọi theo cách của miền Nam, còn miền Bắc sẽ hay gọi đây là gạo lật. Đây là gạo chỉ bỏ vỏ, còn nguyên lớp cám rất giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng. Gạo lứt và gạo trắng được xay xát khác nhau, và nếu bạn tăng mức xay xát, gạo lứt sẽ trở nên trắng. Loại gạo này có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: chất xơ, chất đạm, tinh bột, chất béo, magie, canxi, sắt, selen và các nguyên tố vi lượng khác … và giàu vitamin B1, B2, B3, B6 …
Có những loại gạo lứt nào?
- Gạo lứt tẻ: Là gạo lứt của gạo trắng thông thường, nói dễ hiểu hơn là gạo trắng đã xát vỏ, xay xát
- Gạo lứt nếp: bao gồm gạo nếp than, gạo nếp Thái Bình, gạo nếp ngỗng, gạo nếp thơm, đặc biệt là gạo nguyên cám thuộc giống gạo Nếp cái hoa vàng.
- Gạo lứt đỏ: Là loại gạo không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và được cho vào túi hút chân không sau khi xay xát xong. Đây là loại gạo rất tốt cho người ăn chay, ăn chay mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Gạo lứt đen: Là loại gạo ít đường nhưng giàu chất xơ và các hợp chất thực vật rất có lợi cho sức khỏe.
Bún gạo lứt là loại bún như thế nào?
Trên thị trường hiện nay, sản phẩm bún tươi gặp nhiều vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm khi phát hiện nhiều hóa chất không được sử dụng. Trong khi đó, bún gạo lứt chỉ được một số ít người sử dụng vì không phải ai cũng biết đến sản phẩm giàu dưỡng chất này. Vậy loại bún này là gì?
Bún gạo lứt là loại bún được làm từ những hạt gạo lứt chọn lọc sau đó đem ủ và chế biến thành bún tươi. Nó có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác để tạo thành món bún ngon vừa làm phong phú ẩm thực Việt Nam vừa làm tăng thêm giá trị cho món ăn.
Thay vì sử dụng gạo đã qua chế biến đã mất đi nhiều chất dinh dưỡng, bún gạo lứt sử dụng gạo thô chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, v.v. Ngoài ra, gạo lứt còn có nhiều chất xơ hơn gạo thường nên chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Bún gạo lứt có những công dụng gì?
Không phải tự dưng lại bún này được nhiều người ưa chuộng hiện nay nhất là những người đang muốn giảm cân. Cùng điểm qua 1 số công dụng nổi bật mà bún gạo lứt mang tới cho cơ thể của chúng ta.
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Tất nhiên những ai đã và đang giảm cân cũng biết rằng gạo lứt hay bún từ gạo lứt sẽ hỗ trợ quá trình giảm cân nhanh hơn. Nói như vậy không có nghĩa là bún gạo lứt ít calo hơn so với bún tươi làm từ gạo trắng. Mỗi lần ăn, chúng ta ngâm bún khô cho mềm rồi nấu chín, khi đó khối lượng 100gr sẽ tăng gấp đôi, tức là 200gr. Chia đôi lượng calo, nấu 100gr bột gạo lứt cũng được 150 – 165 calo.
Nhưng lý do nên ăn bún gạo lứt thay vì ăn bún trăng trong quá trình giảm cân vì loại bún này có hàm lượng chất xơ cơ hơn nên sẽ tạo cho người ăn cảm giác no lâu. Điều này làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.
Giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể
Các chuyên gia cho biết ăn gạo lứt hoặc các thực phẩm làm từ gạo lứt, chẳng hạn như bún gạo lứt, có thể giúp cải thiện mức cholesterol trong máu.
Đem tới công dụng tốt cho hệ tiêu hóa
Vì bún gạo lứt là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ nên nó sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong thời gian ủ, bún sẽ sản sinh ra nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột nên hệ tiêu hóa và chức năng gan mật sẽ được cải thiện hơn.
Hỗ trợ những người đang mắc bệnh tiểu đường
Bún gạo lứt chứa nhiều loại vitamin như B1, B3, B6, E… và nhiều chất khác như mangan, sắt. Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng loại bún này trong thực đơn ăn uống mỗi ngày của mình.
=>> Xem thêm: Sữa chua Hy Lạp thực phẩm dinh dưỡng bạn không thể bỏ qua
Cách nấu bún gạo lứt trộn với thịt bò rau củ
Bún gạo lứt chắc chắn sẽ là món ăn sáng thơm ngon, bổ dưỡng với cách làm dễ dàng, không tốn nhiều thời gian. Nhiều người sử dụng món ăn này trong bữa ăn hàng ngày vì nó chứa nhiều chất xơ, đạm thực vật nhưng lại ít tinh bột nên giúp người ăn có cảm giác đói lâu hơn. Giavi.net sẽ cùng bạn tìm hiểu về các công dụng và cách để chế biến món ăn cực healthy này.
Nguyên liệu
- Bún gạo lứt
- 200 g thịt bò
- 100 g đậu phộng
- 200 g bắp cải
- 50 g rau mùi
- 50 g rau răm
- ½ củ cà rốt
- 3 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng cafe tỏi băm
- 1 muỗng cafe ớt băm
- 1 muỗng cafe đường
- ½ muỗng canh nước cốt chanh
- 2 muỗng cafe hạt nêm
- 1 muỗng canh dầu oliu
Cách làm
- Đặt một nồi nước lên bếp, sau khi nước sôi, bạn cho bún vào chần sơ qua 6 phút rồi vớt bún ra.
- Rửa sạch bắp cải và cắt thành từng miếng nhỏ. Rau mùi tàu, ngò gai cắt khúc. Cà rốt gọt vỏ và bào sợi. Xát muối vào miếng thịt bò, sau đó rửa sạch với nước, để ráo, thái miếng vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp và cho dầu oliu vào. Đợi đến khi dầu nóng thì cho thịt bò vào xào khoảng 3 – 4 phút trên lửa lớn, nêm 2 thìa cà phê hạt nêm rồi tắt bếp.
- Để làm nước chấm, bạn hãy kết hợp: 3 thìa nước mắm, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa ớt xay, 1 thìa đường, ½ thìa nước cốt chanh, 3 thìa nước lọc.
- Cho thịt bò, rau củ và bún gạo lứt lên đĩa, rắc đều lạc đã giã nhỏ lên trên, đổ nước chấm lên là xong.
Bún gạo lứt rau củ chay
Print RecipeNguyên Liệu
- Bún gạo lứt rau củ chay
- Cà rốt
- Đậu phụ chiên
- Nấm rơm
- Đậu đũa/ đậu cove
- Các loại gia vị
Hướng dẫn nấu
- Sơ chế nấm rơm, cà rốt bào sợi, đậu phụ chiên giòn, rửa sạch bún và xào chín tới. Thêm đậu, cà rốt, nấm và xào trong 2 – 3 phút.
- Nêm gia vị vừa ăn, sau đó cho bún vào xào thêm 5 phút. Cho đậu phụ đã chiên vào chiên thêm 2 phút.
- Xếp ra đĩa và thưởng thức.
Video hướng dẫn
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu được về món bún gạo lứt này và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, phù hợp nhất với sở thích và nhu cầu của mình. Nhìn chung cách chế biến và công thức nấu ăn của nó tương tự bún trắng tùy vào nhu cầu và khẩu vị ăn của người nấu.
Discussion about this post