Chỉ cần chuẩn bị vài nguyên liệu đơn giản và một chiếc khuôn để chuyên ép bánh hỏi là bạn đã có thể làm ra được những thành phẩm thơm ngon ngay tại nhà mình rồi! Sau đây mời bạn hãy cùng vào bếp với giavi và tìm hiểu cách làm bánh hỏi truyền thống thơm ngon này nhé.
Nguồn gốc, đặc điểm và hương vị của bánh hỏi
Bánh hỏi là loại bánh đặc sản của vùng ven biển Nam Trung Bộ nước ta và dần đã phát triển rộng rãi trở thành món ăn quen thuộc ở hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Bánh hỏi thường không thể thiếu ở những dịp cúng giỗ, cưới hỏi và đặc biệt trong những ngày lễ tết. Ở một vài nơi, món bánh này còn được dùng như vật phẩm để dâng cúng ở nhiều đình, miếu hay chùa…
Bột gạo và nước lọc là 2 nguyên liệu chính tạo nên món bánh hỏi, tuy nguyên vật liệu đơn giản nhưng lại công phu ở giai đoạn chế biến. Bánh hỏi thành phẩm được kết hợp từ những sợi bột màu trắng kết dính tự nhiên, dai mềm và hương vị tự nhiên của bột gạo tạo nên nét hấp dẫn riêng.
>>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn 2 cách làm bánh phu thê tại nhà cực đơn giản – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Từ xưa, bánh hay được dùng chung với lớp mỡ hành hoặc hẹ nhưng theo thời gian, tùy từng vùng miền mà bánh hỏi có thể được ăn chung kèm với lòng heo, thịt nướng, thịt heo quay… Mỗi loại thực phẩm đi kèm đều giúp món bánh có được hương vị khác nhau.
Những lưu ý khi chế biến bánh hỏi
Đối với món bánh hỏi chúng tôi có một số lưu ý nho nhỏ để giúp bạn chế biến món ăn này được ngon hơn và dễ dàng hơn như sau:
Lưu ý khi chọn gạo làm bánh
- Bạn nên chọn loại gạo khô một chút, không nên chọn loại gạo dẻo.
- Ngửi và lựa chọn các loại gạo phải có mùi thơm tự nhiên, để khi thưởng thức chúng ta có thể cảm nhận được ngay mùi hương thơm đặc trưng. Với những loại gạo mà khi bạn ngửi thấy có các mùi hương nồng nặc thì có thể gạo đó đã qua xử lý hóa chất, đấy là những loại gạo không nên sử dụng.
- Khi chọn gạo thì bạn muốn chọn gạo mới coi những hạt gạo trông chắc mẩy, còn nguyên phôi trắng và ít hạt ngả vàng, không có nhiều hạt vỡ. Thêm nữa bạn phải để ý những loại hạt mà nhìn thấy trắng sáng bất thường. đó có thể là các loại gạo đã qua tẩy trắng bằng hóa chất không tốt cho sức khỏe.
- Có một cách để có thể có được loại gạo mới tươi và ngon thì bạn nên mua gạo theo mùa. Hoặc không thì bạn có thể mua ở các cửa hàng gạo uy tín và nổi tiếng trên khắp cả nước.
>>> Xem thêm: Chinh phục 2 cách làm bánh gai cực ngon mà đơn giản – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Lưu ý trong bảo quản bánh hỏi
- Khi bánh được phơi khô, bạn nên để ở nơi thoáng mát mới bảo quản được lâu.
- Khi bạn sử dụng thì trụng lại bằng nước sôi tầm 1 phút, sau đó lại trụng qua nước mát là có thể ăn.
- Lúc bánh hỏi tươi bạn để ngăn đông, còn khi ăn thì chúng ta sẽ rã đông bánh ra.
Vậy là qua bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết bạn cách chế biến ra được một mẻ bánh hỏi thơm ngon cho 5 người ăn. Cùng với đó là những kinh nghiệm cần ghi nhớ đối với loại bánh dân dã này. Mong rằng qua bài viết này bạn có thêm một món ăn thơm ngon nhưng lại đơn giản vào từ điển ẩm thực của mình.
Học ngay cách làm bánh hỏi tại nhà ngon chuẩn điểm 10!
Print RecipeNguyên Liệu
- 700gram - 750gram (bột gạo)
- 80gram bột khoai tây
- 4 muỗng dầu ăn
- Khoảng 1/2 thìa cà phê muối
Hướng dẫn nấu
Trong phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn các bước chế biến để có thể làm ra được một mẻ bánh hỏi bắt mắt, thơm ngon mà lại rất đơn giản.
Bước 1: Ngâm gạo và xay bột
Bắt đầu bạn sẽ đem gạo tẻ đi rửa sạch rồi sau đó ngâm với nước từ 10 – 12 tiếng. Khi ngâm gạo xong thì bạn hãy chắt nước và cho gạo đi xay thật nhuyễn. Bột gạo vừa xay đem cho vào túi vải trắng, treo lên và để qua đêm cho bột thật ráo nước.
Bước 2: Trộn bột
Đầu tiên bạn cho vào tô 2/3 phần bột gạo thêm vào đó là 1/2 muỗng cà phê muối khuấy đều cho muối hòa vào bột. Rồi bạn cho thêm 500ml nước nóng vào hỗn hợp và tiếp tục dùng phới lồng khuấy đều cho bột gạo tan ra.
Cuối cùng, bạn cho vào tô bột 2 muỗng canh dầu ăn khuấy thêm khoảng 1 phút là được.
Bước 3: Hấp bột bánh hỏi
Bạn hãy cho hỗn hợp bột ở trên vào khuôn rồi bắc lên xửng hấp ở mức lửa vừa. Hấp trong khoảng 2 tới 3 phút thì bạn mở nắp xửng hấp ra khuấy bột. Để ý đến khi hỗn hợp bột sệt dẻo lại là được.
Bước 4: Trộn bột và hấp lần 2
Phần bột vừa hấp đạt thì cho ra tô, rồi sau đó bạn cho ⅓ phần bột còn lại vào hỗn hợp bột vừa hấp để trộn đều vào nhau cho đến khi hỗn hợp quyện đều.
Hỗn hợp bột vừa trộn xong bạn tiếp tục cho vào xửng hấp và hấp ở lửa vừa từ 5 cho tới 7 phút. Khi nào thấy chất bột hơi trong ở trên bề mặt là được.
Bước 5: Nhào bột và ủ bột
Khi hấp xong lần hai, bạn cho bột ra tô và trộn thêm vào đó 80gr bột khoai tây. Sau đó là nhồi thật kỹ để bột được dẻo mịn. Cuối cùng bạn đậy tô và ủ đợi trong khoảng 20 phút cho bột nó nở ra.
Bước 6: Luộc bột
Bạn bắc trên bếp một nồi nước, đợi khi sôi thì bạn cho thêm muỗng canh dầu ăn vào. Khi bột ủ đủ thời gian, bạn hãy nén bột thành một khối thật chặt lại và cho vào nồi nước đang sôi. Sau đó bật lửa lớn lên và luộc trong 5 phút rồi bạn bỏ ra.
Bước 7: Nhào bột lần 2
Bạn lại tiếp tục bỏ bột ra tô sau khi luộc xong. Lúc này thì bột sẽ rất nóng, bạn hãy dằm bột ra cho đỡ nóng rồi dùng tay để nhào bột cho thật kỹ. Tiếp tới bạn cho tô bột vào lò vi sóng mở nhiệt độ trung bình quay thêm 40 giây thì cho bột ra.
Công đoạn tiếp theo, bạn cho chút dầu ăn ra bàn và tiến hành nhào thêm một lần nữa để bột có thể mịn và không có cộm. Cuối cùng bạn lại tạo bột thành một khối hoặc 2 khối rồi bỏ vào khuôn bánh hỏi.
Bước 8: Ép bột bánh hỏi
Ở bước này thì bạn hãy cho bột vào khuôn bánh hỏi, rồi hãy vặn chặt nắp khuôn lại và nhẹ nhàng ép bột thành những sợi bánh hoàn chỉnh. Tiếp tục thực hiện ép bánh với phần bột còn lại cho tới khi hết.
Bước 9: Hấp bánh hỏi
Bước cuối cùng này thì bạn chỉ cần cho khuôn bánh hỏi vào xửng hấp trên lửa lớn trong khoảng 3 phút là bánh đã chín rồi nhé. Bánh hỏi khi chín sẽ khô và không bị bết dính, rất dễ lấy. Sợi bánh thì mềm dẻo, có độ dai nhẹ và thơm từ gạo.
Discussion about this post