Đối với gia đình thuộc khu vực miền Tây thì đều quá quen thuộc với món bánh ít nhân đậu xanh. Đây là muốn bánh truyền thống cũng đã khiến cho rất nhiều người dân du lịch ở tỉnh khác say đắm. Nếu bạn muốn thưởng thức nhưng chưa có cơ hội đến miền Tây thì có thể tự bắt tay vào làm. Chắc chắn rằng với nguyên liệu đơn giản, công thức dễ hiểu sẽ giúp bạn thực hiện thành công ở lần đầu tiên. Hãy cùng giavi bắt tay vào làm thông qua bài viết sau đây nhé. Mời bạn đọc và tham khảo.
Nguồn gốc, xuất xứ của bánh ít
Bánh ít miền Tây là một món ăn quen thuộc, xuất hiện trong bức tranh quê hương ngày xưa. Thông thường, ở miền Tây, bánh ít thường xuất hiện trong những ngày giỗ. Trước ngày giỗ từ 3 đến 4 ngày, chủ nhà đã thức khuya dậy sớm để chuẩn bị nguyên liệu gói bánh ít với mục đích chủ yếu là để biếu khách khứa, họ hàng đến dự mang về lấy thảo.
Đối với người dân miền Tây mộc mạc, việc đi dự đám giỗ không cần phải mang bì thư hay là quà cáp to lớn mà thay vào đó những thứ họ mang theo đến dự đám giỗ lại là bịch đường, bột ngọt và có thể sang trong hơn là nước ngọt hay bánh Tây. Họ không quá quan trọng về vấn đề vật chất mà ở đây chỉ vui vẻ giữa tình làng nghĩa xóm và cái tình của con cháu nhớ về ông bà vào ngày giỗ.
Hiện tại, ở Việt Nam thì có rất nhiều nơi làm món bánh ít và cũng có nhiều cách làm với nhiều hương vị khác nhau. Nhưng bánh ít ngon và được nhiều người đánh giá cao nhất vẫn là bánh ít miền Tây. Bánh ít thường được sử dụng ở những những dịp lễ Tết, ăn chơi và không thể nào thiếu trong các tiệc cưới hỏi, đám giỗ,…. Với nét đặc trưng của món bánh này là dừa làm nhân, nguyên liệu phổ biến xứ dừa miền Tây.
>>> Có thể bạn muốn biết: Các bước làm bánh khoai tây phô mai ngon khó cưỡng – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Những điều cần lưu ý khi chế biến bánh ít
Để giúp món bánh ít trở nên thơm ngon, hấp dẫn bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Nếu bạn không muốn dùng bột nếp có sẵn thì hoàn toàn có thể xay nếp thành bột. Tuy nhiên chọn lựa loại nếp ngon và thực hiện vo kỹ rồi ngâm với nước trong khoảng 6 tiếng mới đem đi xay. Bạn sẽ thu lại được khối bột nếp mềm dẻo.
- Lượng đường bạn nấu có thể gia giảm tùy theo khẩu vị của mỗi nhà. Đường nhiều sẽ giúp cho bánh giữ được lâu nhưng khi quá nhiều sẽ khiến bánh mất đi hương vị của nguyên liệu khác.
- Để bánh được thơm hơn bạn có thể sử dụng dầu dừa để sên nhân đậu xanh.
- Bánh bảo quản được trong ngăn mát khoảng 10 ngày và để tủ đá sẽ được lâu hơn. Khi muốn ăn bạn cho vào hấp khoảng 15 phút là thưởng thức được ngay mà hương vị không đổi.
>>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách làm bánh lọt tại nhà siêu hấp dẫn, đơn giản – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Như vậy trên đây chúng tôi đã bật mí cách thực hiện bánh ít thơm ngon, ngọt bùi để giúp bạn có thể thay đổi thực đơn vào cuối tuần. Nhằm chiêu đãi người thân thương của mình. Nếu còn câu hỏi nào cứ để lại bình luận ở bên dưới nhé.
Hướng dẫn cách làm bánh ít nhân đậu xanh thơm ngon
Print RecipeNguyên Liệu
- 1kg bột nếp
- 400gr đậu xanh
- 650gr đường thốt nốt
- 199ml dầu dừa
- 1 muỗng cà phê gừng băm nhuyễn
- 2 củ hành tím băm nhỏ
- 2 muỗng cà phê muối
- 5 lá chuối
- Dụng cụ để thực hiện: xửng hấp, nồi, bát tô,..
Hướng dẫn nấu
Để tạo ra một món bánh ít hoàn chỉnh cũng không quá khó. Kể cả người chưa rành về nấu nướng vẫn có thể thực hiện thành công để mời bạn bè, bố mẹ, người thân yêu thưởng thức. Chỉ cần làm đúng theo các bước hướng dẫn sau đây, chắc chắn món ăn của bạn sẽ khiến cho mọi người nhớ nhung.
Bước 1: Nấu nước đường
Đầu tiên bạn sẽ phải cho hết 650gr đường thốt nốt vào một cái chảo đã có 100ml nước lọc. Hãy để chảo lên bếp và bật lửa vừa để đường tan ra. Sau khi đường đã sôi lăn tăn rồi bạn cho một muỗng canh nhỏ gừng vừa băm nhuyễn vào và khuấy đều tay.
Tiếp theo đó hạ nhiệt độ lửa vừa và chi tiếp 1 muỗng canh cà phê muối rồi đánh đều tay lên. Hãy cứ khuấy cho đến khi đường có màu nâu nâu vàng đã đã đạt yêu cầu rồi đấy. Và rồi cho thêm khoảng 750ml nước ấm vào, khuấy nhẹ tay rồi tắt bếp. Như vậy hoàn thành công đoạn nấu nước đường.
Bước 2: Sên nhân đậu xanh
Bước sên nhân đậu xanh để làm bánh ít đòi hỏi bạn cần phải thao tác nhanh chóng để tránh bị cháy. Trước hết ngâm đậu xanh đã bóc bỏ vào một cái thau nước khoảng 1 tiếng đồng hồ. Kết thúc thời gian ngâm bạn vo sạch rồi cho vào nồi để nấu chín mềm. Trong quá trình nấu chú ý đổ nước xâm xấp mặt mà thôi để cho đậu chín vừa tới. Nếu như cho quá nhiều nước sẽ khiến cho đậu xanh bị nhão, không ngon.
Rồi bạn bắc tiếp một cái chảo khác lên bếp cho 100ml dầu vào, đổ tiếp hành tím đã băm nhỏ vào để phi thơm. Hành tím đã thơm rồi bạn cho đậu xanh đã nấu chín vừa nãy vào xào cùng. Để tránh bị nhạt cũng như tăng thêm hương vị đậm đà, bạn có thể cho thêm 1 muỗng cà phê muối. Cứ đảo cho đến khi đậu xanh khô lại là thành công. Tiếp theo đó để cho nhân đậu xanh nguôi bớt rồi vo thành những viên tròn vừa ăn.
Bước 3: Nhào bột
Bạn lấy một cái thau thật sạch rồi đổ 1kg bột nếp vào, cho hỗn hợp nước đường còn ấm ấm vào. Nên đổ từ từ để có thể trộn bột đều tay nhất. Chỉ khi nào thấy bột không dính tay, không nhão quá là bạn đã thành công rồi.
Bước 4: Xếp lá
Bạn đem lá chuối đã rửa sạch phơi ra nắng khoảng 1 tiếng để cho lá được mềm ra. Sau đó quét một lớp dầu ăn mỏng lên trên lá. Tiếp theo xé lá rộng ra khoảng 20cm, gấp chép lại để tạo thành đường thẳng. Và lại gấp lại 1 lần nữa để tạo thành hình tam giác. Cuối cùng mở lá tạo hình cái phễu.
Bước 5: Gói bánh
Lấy một lượng bột đã nhào, dùng tay ấn dẹp ra rồi cho nhân đậu xanh đã vo tròn vào giữa. Đến bước này bạn cần phải có sự tỉ mỉ để vỏ bánh có thể bao bọc quanh hết phần nhân bánh.
Tiếp đó để bánh lên lớp lá chuối thứ 2 rồi đặt đỉnh của bánh hướng theo góc lá chuối. Gấp lá từ trên xuống rồi gấp chặt 2 mép ở 2 bên. Cuối cùng gấp gọn mép dưới của bánh là đã hoàn thành.
Bước 6: Hấp bánh
Sử dụng cái xửng hấp, cho nước lên bếp với nhiệt độ lửa to. Khi nào nước sôi thì xếp bánh vào khay và hấp trong vòng 30 phút là chín.
Bước 7: Thành phẩm
Bánh ít sau khi đã hấp xong sẽ có mùi thơm đặc trưng, vỏ bánh dai mềm. Phần nhân bánh bên trong có độ ngọt vừa phải.
Discussion about this post