Vùng đất vua Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ lâu nay vốn nổi tiếng với Công Thức Nấu Canh Rau Sắn. Từ nguyên liệu đơn giản, dân dã nhưng người dân nơi đây đã tạo ra một món ăn vô cùng độc đáo, vừa lạ miệng vừa giàu dinh dưỡng.
Bạn tò mò về công thức nấu món canh rau sắn của người dân Phú Thọ? Vậy, bạn nên thể tham khảo ngay công thức Gia Vị sẽ bật mí trong bài viết sau đây.
Nguồn gốc, đặc điểm và hương vị của món canh rau sắn
Việc rau sắn có thể dùng để nấu canh là do người Phú Thọ sáng tạo ra. Có thể là do thời xưa, lúc đời sống còn đói khổ, người dân ta vẫn thường phải tìm kiếm những loại rau rừng để làm thức ăn, và cũng từ đó mà món canh rau sắn này được phát hiện.
Ấy vậy mà thời nay, món ăn này đã trở thành đặc sản của vùng đất Phú Thọ, người ta còn làm rau sắn muối chua để bán và xuất khẩu ra thế giới.
Canh rau sắn nấu với sườn heo và cà chua cho ra một món canh chua thơm ngon và lạ miệng. Nước dùng nhờ có sườn heo mà có vị ngọt thanh, thêm vị chua từ cà nên ăn không bị ngán, rau sắn bùi bùi ăn kèm tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo.
Món canh này cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất nên cũng được xem là món ăn bổ dưỡng cho cả nhà.
>>> Tìm Hiểu Thêm: Cách Nấu Canh Sâm Tươi Với Sườn Chuẩn Hương Vị Hàn Quốc – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Lưu ý trong quá trình sơ chế và chế biến
Lưu ý quan trọng nhất trong quá trình chế biến món canh rau sống là bạn phải sơ chế thật kỹ phần rau sắn. Vì nếu không làm kỹ thì phần nhựa trong loại rau này rất dễ gây say, thậm chí ngộ độc cho người ăn.
Ngoài ra, bạn cũng hãy chú ý nấu nhừ phần sườn non cùng rau sắn. Như vậy, mùi hăng trong rau sắn mới biến mất hoàn toàn, không tạo cảm giác khó ăn cho người lần đầu thưởng thức.
Các món ăn kèm cùng canh rau sắn
Món canh rau sắn sau khi hoàn tất thích hợp ăn chung với cơm trắng. Cùng một vài món ngon khác như cà muối, cá kho, rau lang luộc,.. Hương vị thơm bùi của món ăn này đảm bảo sẽ cực kỳ bắt cơm.
>>> Bài Viết Liên Quan: Cẩm Nang Cách Chế Biến Canh Sườn Nấu Chuối Xanh Siêu Hấp Dẫn – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Lời kết
Món canh rau sắn đặc sản của vùng đất Vua Hùng, Phú Thọ nhìn chung cũng không quá khó chế biến. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cơ bản là bạn sự dễ dàng chế biến món ngon này ngay tại nhà. Tuy nhiên trong quá trình sơ chế, bạn hãy chú ý làm thật kỹ phần rau sắn, loại bỏ hoàn toàn nhựa trong rau nhé!
Khám phá công thức nấu canh rau sắn đặc sản Phú Thọ
Print RecipeNguyên Liệu
- Rau sắn tươi: Khoảng 600 gam (mua sẵn hoặc hái từ vườn sắn không phun thuốc)
- Sườn heo: Khoảng 500 gram
- Cà chua tươi: 3 đến 4 quả
- Hành lá tươi: 5 đến 6 nhánh
- Hành tím khô: 4 đến 5 củ
- Gia vị đi kèm: Nước mắm, dầu ăn, muối tinh, hạt nêm và mì chính (khối lượng nêm nếm cụ thể tùy thuộc vào khẩu vị của người ăn)
Hướng dẫn nấu
Mặc dù là món đặc sản của tỉnh Phú Thọ nhưng quy trình chế biến món canh rau sắn không hề phức tạp như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cần thiết là bạn đã có thể trổ tài, áp dụng công thức tạo ra món canh rau sắn nấu với sườn non ngon miệng.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước sơ chế nguyên liệu đặc biệt quan trọng trong quá trình chế biến món canh rau sắn. Trong đó, phần rau sắn chính là nguyên liệu bạn cần chú ý sơ chế kỹ càng nhất.
- Sơ chế rau sắn: Ngâm lá sắn cùng với nước để lượng nhựa trong rau chảy bớt. Tiếp theo, bạn vò nát nhưng vẫn để nguyên hình dạng của từng lá rau. Để ráo nước và tiếp tục vờ nhẹ sao cho phần nhựa trong rau ra hết.
- Sườn heo: Rửa qua với nước trước khi chặt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Trường hợp muốn loại bỏ mùi hôi của sườn thì bạn nên ngâm sườn cùng dung dịch nước muối pha loãng trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó, tiếp tục đun sườn cùng nước sôi trong khoảng 5 phút rồi vớt ra.
- Cà chua: Bạn rửa sạch cà chua và bổ thành từng múi tương tự như múi cam.
- Hành lá: Cắt bỏ sạch phần rễ, tiếp tục rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
- Hành tím: Lột sạch vỏ bên ngoài, băm nhuyễn hành hoặc thái thành từng miếng mỏng cho dễ phi thơm.
Nhìn chung quá trình sơ chế nguyên liệu không quá phức tạp. Có điều bạn cần đặc biệt cẩn thận khi sơ chế rau sắn, nhằm loại bỏ hết phần nhựa. Vì nếu nhựa trong rau sắn còn, người ăn rất dễ bị say.
Bước 2: Xào qua sườn heo
Khi toàn bộ nguyên liệu đã sẵn sàng, bạn bắt đầu bật bếp và đặt nồi lên bếp (chỉnh lửa vừa). Cho thêm 1 thìa cà phê dầu và tiến hành phi thơm hành tím vừa cho vào.
Đảo đều hành tím cùng với sườn non trong khoảng 5 phút. Nếu nhận thấy sườn non bắt đầu chín và săn lại, bạn cần cho thêm khoảng 1.5 lít nước và tiếp tục đun dưới ngọn lửa nhỏ trong khoảng 20 phút.
Bước 3: Xào rau sắn cùng cà chua
Bạn tiếp tục cho một chiếc chảo khác bên bếp. Sau đó, phi thơm hành tím cùng với 1 thìa cà phê dầu ăn.
Nếu quan sát thấy hành đã vàng thơm, bạn tiếp tục cho cà chua cùng với rau sắn vào xào chung.
Lưu ý, bạn nên cho thêm một chút muối trong quá trình xào nhằm giúp nguyên liệu đậm vị hơn. Bạn có thể xào trong khoảng 3 phút cho toàn bộ nguyên liệu chín đều.
Bước 4: Nấu chung các nguyên liệu
Ở bước này, bạn cần cho rau sắn và cà chua vừa xào vào nấu chung với sườn non đã hầm được 20 phút.
Tiếp theo, bạn nêm gia vị vào nồi canh (mì chính và hạt nêm) sao cho phù hợp với khẩu vị người ăn, rồi đậy nắp nồi và đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút nữa.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Sau khoảng thời gian 20 phút kể từ lúc nêm gia vị lần cuối, bạn hãy mở nắp nồi canh rau sắn hầm sườn heo và nếm lại một lần nữa.
Cuối cùng, bạn múc canh ra bát trang trí thêm chút rau thơm lên trên và bắt đầu thưởng thức. Canh rau sắn nấu với sườn non cần phải ăn lúc còn nóng, không nên để canh nguội.
Discussion about this post