Bánh dày hay bánh dày giò là một loại bánh dẻo thơm, hương vị khi ăn ngọt thanh mà vương mãi nơi khoang miệng. Đây là loại bánh được sử dụng và ưa chuộng nhiều ở miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay, bánh dày thường chỉ dễ tìm lại những làng nghề hoặc vùng quê. Vì vậy nhiều người khi thèm mà không mua được bánh dày đều phải lựa chọn học cách tự làm loại bánh này tại nhà. Vậy bạn đã biết cách làm bánh dày hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu với giavi.net trong bài viết sau nhe.
Nguồn gốc, đặc điểm và hương vị của bánh dày
Nếu là người Việt Nam, khi nhắc đến bánh dày hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến sự tích “Bánh chưng bánh dày” của chàng hoàng tử Lang Liêu. Chuyện kể rằng, vào thời vua Hùng thứ 6 của Văn Lang, để chọn được người kế nhiệm ngôi vua nhưng vua Hùng lại không biết phải chọn hoàng tử nào kế vị, suy nghĩ rất lâu ông bèn ra thử thách cho các hoàng tử “Ai làm vừa lòng ta sẽ được truyền lại ngôi”.
Sau khi nhận được lệnh từ Vua cha, hoàng tử Lang Liêu được báo mộng về loại bánh có hình tròn để tượng trưng cho Trời và loại bánh cho hình vuông tượng trưng cho đất để dâng vua cha. Khi đến hạn thể hiện tài năng, trong lúc các người anh đều dâng lên vua cha mọi của ngon vật lạ hiếm có, Lang Liêu lại chọn và dâng lên những chiếc bánh bằng chính giấc mơ mình thấy được và nguyên liệu có sẵn tự làm.
>>> Có thể bạn muốn biết: Học ngay cách làm bánh hỏi tại nhà ngon chuẩn điểm 10 – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Đó là những chiếc bánh có hình dạng khá đơn giản, chỉ là những khối hình tròn trĩnh, trắng, dẻo nhưng lại cực thơm ngon. Nhờ đó, vua cha đã khá hài lòng và truyền ngôi vị lại cho Lang Liêu. Đây chính là nguồn gốc cho sự ra đời của bánh dày ra đời và mang ý nghĩa sâu sắc như lời nhắc nhở của vua dành cho con cháu sau này.
Bánh dày có hình tròn, có độ dai và dẻo nhờ được tạo nên từ gạo nếp và được giã kỹ trong cối cho tới khi bột có độ quánh dẻo, đường kính bánh khoảng 5-7 cm và có độ dày tầm 1-2 cm. Bánh được gói trong lá chuối tươi mỗi khi làm xong và được ăn kết hợp với chả lụa. Bánh dày có độ ngọt thanh nhất định từ gạo nếp, độ mặn vừa phải của chả lụa khiến món ăn càng trở nên hoàn hảo trong mắt người dùng.
Những lưu ý khi chế biến bánh dày cần ghi nhớ
Để đảm bảo có thể tạo ra những thành phẩm bánh dày thơm ngon nhất, quá trình làm bánh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Loại bột được lựa chọn làm bánh phải là bột thơm ngon, còn mới. Tuyệt đối không sử dụng các gói bột đã hết hạn, để quá lâu hoặc bị mốc, mọt,…
- Trong khi nhồi bột, bạn lưu ý cần phải nhồi đều tay, không nhồi quá lâu khiến bột bị chai nhưng phải đảm bảo thời gian để khối bột không bị vón cục.
- Hấp bánh thì bạn sử dụng lửa nhỏ, hấp cách thủy, tránh để lửa to khiến bánh chín không đều hoặc bị khô.
- Bạn có thể sử dụng phần nhân đậu xanh nhồi vào trong làm nhân bánh nếu muốn ăn bánh dày ngọt thay vì ăn mặn (kiểu kẹp giò).
>>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn 2 cách làm bánh phu thê tại nhà cực đơn giản – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Những món ăn kèm với bánh dày bạn nên thử
Như phần hướng dẫn cách làm bánh dày ở trên thì bạn có thể thấy loại bánh này được dùng phổ biến nhất là với giò. Tuy nhiên, nếu không có giò, bạn có thể sử dụng các món ăn kèm khác để thay thế. Chẳng hạn bạn có thể lựa chọn chả lụa, thịt lợn hoặc chè kho (đậu xanh nấu nhuyễn),…
Như vậy chi tiết cách làm bánh dày đã được chúng tôi hướng dẫn tới bạn đọc. Hy vọng với công thức này bạn có thể thành công ngay từ mẻ bánh đầu tiên. Hãy đọc kỹ hướng dẫn và làm thử nhé! Đây có thể là một gợi ý bữa sáng dinh dưỡng và cực kỳ ngon miệng cho bạn và gia đình đấy!
Làm bánh dày cực dễ tại nhà chỉ với 5 bước thao tác!
Print RecipeNguyên Liệu
- Bột gạo nếp : 500 gram
- Bột gạo tẻ: 50 gram
- Giò lụa: 30 gram
- Các loại gia vị bao gồm: dầu ăn, muối
Hướng dẫn nấu
Về cách làm bánh dày, tất nhiên nó cũng khá dễ dàng. Chỉ với 5 bước thao tác, ngay cả khi bạn là “lính mới” trong lĩnh vực làm bánh thì cũng không gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình tạo ra thành phẩm. Vậy cụ thể các bước làm bánh dày được thực hiện như thế nào? Theo dõi hướng dẫn làm bánh dày với tỷ lệ 90 gram bột gạo nếp và 10 gram bột gạo tẻ dưới đây và thực hiện theo nhé!
Bước 1: Tiến hành sơ chế nguyên liệu làm bánh dày
Ở bước đầu tiên này, bạn thực hiện trộn bột gạo nếp và bột gạo tẻ với nhau theo tỷ lệ nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó. Tiếp theo, bạn tiến hành cho thêm vào tô khoảng 1 muỗng canh dầu ăn và ¼ muỗng cà phê muối. Cuối cùng bạn cho thêm vào hỗn hợp trên 50ml nước sôi ở 1000C rồi tiếp tục trộn đều hỗn hợp.
Trong quá trình trộn bột, bạn tiếp tục bỏ thêm vào hỗn hợp 100ml nước nguội (cho từ từ) rồi lại tiến hành trộn cho hỗn hợp thật đều. Lưu ý rằng, trong quá trình trộn bột, nếu thấy hỗn hợp vẫn khô thì bạn cho thêm 1 lượng nước nhỏ (từ từ điều chỉnh cho phù hợp). Còn nếu trường hợp ngược lại, hỗn hợp còn nhão thì bạn có thể cho thêm chút bột gạo khô vào.
Sơ chế xong phần trộn bột, chúng ta sẽ tiến hành sơ chế phần giò. Bạn đem giò cắt thành từng khoanh tròn. Độ dày mỗi khoanh giò khoảng 0.5 cm rồi cắt nhỏ thành 6 hình tam giác. Hoặc bạn có thể điều chỉnh cách cắt giò sao cho vừa ăn với khẩu vị.
Bước 2: Tiến hành nhồi bột
Đây là bước cực kỳ quan trọng quyết định đến độ dẻo và chất lượng của bánh dày thành phẩm. Từ tô bột đã trộn ở trên, bạn thực hiện nhào bột bằng tay. Nếu có máy nhào bột thì công đoạn này sẽ đơn giản hơn. Bạn chỉ cần chọn chế độ nhào rồi căn thời gian cho đạt độ dẻo chuẩn là được.
Còn nếu nhào bột bằng tay, bạn nhớ đeo bao tay để đảm bảo vệ sinh rồi nhào bột cho đến khi bột đều, dẻo, không bị nhão hay vón cục. Sau khi nhào bột xong, cho khối bột lại vào tô và bọc màng thực phẩm cho kín. Mục đích của việc này là để ủ bột trong 30 phút.
Bước 3: Nặn bánh dày
Sau khi ủ bột 30 phút, chúng ta sẽ lấy bột ra và nhào lại một lần nữa để bột đều, mềm và dẻo để dễ nặn bánh. Hãy nhớ chia bột thành những cục nhỏ với kích thước tương đương. Với mỗi phần bột đã chia, bạn lấy tay viên tròn lại và dùng giấy nến đặt lên trên để nén dẹt phần bột. Những phần bột còn lại bạn cũng thực hiện thao tác nặn bánh tương tự.
Bước 4: Đem bánh đi hấp
Hoàn tất công đoạn nặn bánh, chúng ta sẽ mang bánh đi hấp với xửng hấp. Lưu ý bạn hãy đặt giấy nến lọt miếng bánh để tránh bánh dẻo và dính ra xửng khi lấy ra. Trong quá trình hấp bánh cũng nên thường xuyên mở nắp để nước hấp không nhỏ giọt vào bánh.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Bánh dày chín là khi miếng bánh mịn, hơi phồng và màu trong. Bánh dày thường được trình bày bằng cách đặt các miếng giò mỏng kẹp vào giữa 2 miếng bánh và thưởng thức khi còn nóng. Bạn cũng có thể trình bày theo cách khác dựa trên sở thích của bản thân hoặc các thành viên trong gia đình.
Discussion about this post