Rau mùi tàu hay còn gọi là ngò gai, chính là loại rau thơm rất quen thuộc giúp làm tăng hương vị cho nhiều loại món ăn. Ngoài ra, ít ai ngờ, loại rau này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bài viết dưới đây của Giavi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến rau mùi tàu.
Đặc điểm chung về cây mùi tàu
Mô tả thực vật
Mùi tàu là cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng từ 15 đến 25cm. Lá rau hình mác và thuôn dài, ở 2 bên mép lá có nhiều răng cưa. Lá rộng dần về phía ngọn, lá ở thân thường có răng cưa nhiều hơn. Các lá ở phía trên xẻ +từ 3 – 7 thùy ở phía chóp và có nhiều gai.

Phần hoa có màu trắng lục, mọc ta từ trục thân với hình trụ hoặc hình bầu dục. Phần quả có hình cầu, hơi dẹt và bên trong có chứa nhiều hạt để làm giống. Thông thường khi trưởng thành, hạt của cây sẽ tự rụng và phát tán.
Phân bố
Cây mùi tàu được cho là có nguồn gốc từ châu Mỹ. Cây thường mọc hoang dại ở các nước nhiệt đới cũng như á nhiệt đới. Nhiều nơi ngò gai còn được trồng để sử dụng làm rau ăn.

Riêng ở nước ta, cây mọc hoang ở khắp nơi, phổ biến ở nơi ẩm mát vùng đồi núi. Trong đó nổi tiếng nhất là ở các vùng Nghệ Tĩnh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc…
Rau mùi tàu có tác dụng gì?
Rau mùi tàu là loại lá gia vị rất phổ biến, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon cho các món ăn, lá mùi tàu còn có những tác dụng vô cùng bất ngờ trong y học.
Đối với y học cổ truyền
– Rau mùi tàu có tác dụng tiện kỳ, sơ phong thanh nhiệt,…
– Hành khí tiêu thũng, giảm đau,…
– Thông khí, giải nhiệt và giải độc
– Kích thích khả năng tiêu hóa, khử mùi hôi.
Đối với y học hiện đại
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa, rất tốt trong việc chữa đầy hơi
– Hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu như mụn nhọt, mẩn ngứa hay nám,…
– Kích thích sự bài tiết của thận, đồng thời hạ nồng độ cholesterol trong máu,…
– Trị ho có đờm, cảm mạo, cúm và sốt nhẹ,…
– Làm giảm cảm giác nóng rát cũng như sưng đau ở mắt;
Như vậy có thể thấy, rau mùi tàu không chỉ được sử dụng để làm rau gia vị trong bữa ăn hằng ngày mà còn được dùng làm vị thuốc trong việc chữa trị và điều trị nhiều một số bệnh rất hiệu quả.
Uống nước lá ngò gai có tác dụng gì?
Lá mùi tàu có công dụng rất tốt đối với sức khỏe trong việc cải thiện và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Vậy nên, khi uống nước lá ngò gai có có những tác dụng vô cùng bất ngờ.
Tác dụng chữa hôi miệng
Vì có vị thơm nên mùi tàu giúp đánh bay mùi hôi miệng khó chịu. Chỉ cần lấy một nắm mùi tàu tươi hoặc khô, thái nhỏ rồi đem sắc đặc. Trong đó có thêm vài hạt muối để làm sạch khoang miệng. Sau khi đánh răng thì ngậm phần nước sắc này và súc miệng. Làm liên tục trong khoảng 1 tuần, miệng sẽ bớt mùi hôi.

Tác dụng trị nám da
Thay vì đi tới thẩm mỹ viện để trị nám da, bằng rau mùi tàu trong vườn, bạn cũng giải quyết được tình trạng này. Chọn lá mùi tàu rồi rửa sạch. Sau khi thái nhỏ thì đem ngâm với nước ấm. Giã nhuyễn rồi lọc bã và đem lấy nước ép xoa lên vùng bị nám da. Để chừng 15 phút thì đem đi rửa sạch. Làm liên tục, bạn sẽ thấy vết nám da sẽ được cải thiện.

Tác dụng điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa
Chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan,… không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề ăn uống mà còn đến sức khỏe về lâu dài của bạn. Để chấm dứt tình trạng này, bạn nên lấy lá mùi tàu tươi rửa sạch rồi ép lấy nước. Áp dụng thường xuyên, chứng rối loạn tiêu hóa sẽ được trị dứt điểm và không hành hạ bạn nữa.
Rau mùi tàu (ngò gai) sử dụng làm thuốc
Điều trị mụn đỏ, mẩn ngứa trên da cho trẻ em
Cần 1 nắm ngò gai tươi. Rau ngò giã nát rồi ép lấy nước cốt và bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Chú ý đến phản ứng trên da trẻ, nếu có kích ứng thì lập tức rửa sạch ngay.

Điều trị bệnh mụn bọc, mụn trứng cá
Chuẩn bị 1 thìa nước ép rau mùi tàu và 1 thìa bột nghệ. Sau đó, trộn đều 2 nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên với nhau rồi bôi trực tiếp lên vùng da mặt trước khi đi ngủ. Nên bôi đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làn da nhanh chóng được cải thiện, sáng mịn hơn.
Bài thuốc chữa bệnh cảm cúm
Cần chuẩn bị 40g rau mùi tàu, gừng tươi 3 lát, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Sau đó đem rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Tất cả cho vào ấm sắc với 500ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người.

Điều trị đầy hơi, khó chịu, tức bụng do ăn nhiều chất đạm
Chuẩn bị khoảng 50g mùi tàu và 3 lát gừng tươi đập dập. Sau đó đem mùi tàu và gừng tươi đem rửa sạch rồi cho vào ấm thuốc sắc chung với khoảng 500ml nước.
Tiếp tục sắc thuốc đến khi còn khoảng 200ml thì chắt ra chia làm đôi và uống 2 lần/ngày khi còn ấm nóng. Sau đó, chia làm dùng 2 lần cách nhau khoảng 4 tiếng là tốt nhất và đều đặn trong 3 ngày liên tục.
Bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy
Để có thể chữa đau bụng, tiêu chảy cần sắc 20g mùi tàu tươi với vài củ sả, ít lá tía tô, và lấy nước uống trong ngày.
Chữa trị chứng đái dầm ở trẻ em
Sau khi chuẩn bị đầy đủ 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 20g cỏ mần trầu và 10g cỏ sữa lá. Thì bắt đầu đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với khoảng 500ml nước. Khi lượng thuốc đun rút còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Mỗi ngày cho trẻ uống chỉ 1 lần vào sau bữa tối trong khoảng 7 – 10 ngày liên tục.

Bài thuốc điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Để trị bệnh sởi ở trẻ em, đem giã nát rau mùi tàu rồi tiến hành sao nóng. Sau đó cho vào tấm khăn để áp nhẹ lên người trẻ.
Với những trẻ lớn hơn thì đã có thể ăn uống được. Dùng mùi tàu sắc nước cho trẻ uống sẽ giúp kích thích các nốt sởi nhanh lên cũng như nhanh khỏi hơn.
Tác hại của rau mùi tàu
Nhìn chung có thể nói rau mùi tàu là lá gia vị rất tốt cho sức khỏe và lành tính. Thế nhưng có một vài điều cần lưu ý sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe như:
– Phụ nữ đang mang thai tránh ăn ngò gai.
– Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau ngò gai có tính gây kích ứng da, vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau ngò gai cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc.
– Hạn chế dùng rau ngò gai cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính.
Rau mùi tàu kỵ với gì?
Tuy rau mùi tàu có rất nhiều công dụng tốt và là gia vị đặc trưng cho một số món ăn. Thế nhưng cũng có một vài món ăn kiêng kỵ với rau mùi tàu, chúng ta cần lưu ý tránh kết hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

– Các thực phẩm giàu vitamin K: Vitamin K có nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như súp lơ, trứng, dưa chuột, bắp cải,… Khi nấu ăn, mọi người cần tránh không ăn rau mùi với các thực phẩm giàu vitamin K vì rau mùi có tác dụng phân hủy các enzyme trên cơ thể.
– Các món nội tạng: Nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu của không ít người. Món ăn này rất giàu các chất dinh dưỡng nhưng khi ăn, mọi người nên tránh kết hợp với rau mùi.
– Các món từ thịt heo: Trong thành phần của rau mùi có tính ôn, hao khí gây hại cho sức khỏe. Trong thành phần của thịt lợn tính hàn, ích khí gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, khi thịt lợn nấu chung hoặc ăn chung với rau mùi sẽ gây chướng bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Rau mùi tàu nấu món gì ngon?
Rau mùi tàu có mùi rất thơm đặc trưng, vậy nên thường được sử dụng làm gia vị trong các món canh. Đặc biệt là canh măng, dù là măng tươi hay măng khô, ít khi nào thiếu được ngò gai.

Trong đó không thể không kể đến món canh chua măng, canh măng ngan vịt, canh cá nấu măng,… Tất cả đều luôn có rau mùi tàu để tạo mùi thơm cho canh.
Một số lưu ý khi sử dụng rau mùi tàu
– Những người bị bệnh đau dạ dày nên dùng dưới dạng xay hoặc ép nước sẽ đỡ bị kích ứng hơn dùng trực tiếp.
– Người cơ địa có da mỏng, dễ kích ứng thì nên cẩn thận khi dùng trực tiếp trên da do tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi có tính gây kích ứng da.
– Không nên ăn thịt lợn với mùi tàu, dễ gây khó tiêu, đầy bụng
– Không nên ăn nội tạng động vật với rau mùi tàu, sẽ khiến cơ thể sinh ra những ion đồng và sắt làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn, thậm chí là gây ngộ độc thức ăn vô cùng nguy hiểm.
Kết bài
Bài viết trên của Giavi đã chia sẻ đến bạn đọc tất cả những thông tin chi tiết nhất về rau mùi tàu. Hy vọng qua bài viết trên, độc giả đã có được cho mình những thông tin hữu ích nhất.
Discussion about this post