Mùa thu Hà Nội không chỉ có hoa sữa mà còn là mùa của cốm xanh – món ăn níu giữ bước chân của du khách. Trong đó, món ăn được chế biến từ cốm khiến nhiều người mê nhất chắc chắn phải kể đến bánh cốm. Đối với những cô nàng có nhiều hoa tay, việc chế biến bánh cốm không khó. Hãy cùng giavi tìm hiểu công thức siêu đơn giản giúp bạn có được những chiếc bánh cốm thơm ngon ngay tại nhà nhé.
Nguồn gốc, đặc điểm và hương vị của món bánh cốm
Sự ra đời của bánh cốm được người dân kể dựa trên cuộc chiến giữa thần nước Thủy Tinh và thần núi Sơn Tinh để tranh giành nàng công chúa Mỵ Nương. Đôi bên đã có cuộc chiến long trời lở đất ròng rã suốt nhiều tháng trời, hễ Thủy Tinh cho nước dâng đến đâu, Sơn Tinh lại làm cho núi cao đến đó. Sau đó, kết quả là Sơn Tinh đã giành được phần thắng sau cuộc chiến dài này.
Sau khi nước biển rút, trong thời gian Sơn Tinh và Mỵ Nương đi vi hành giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt Thủy Tinh gây nên vô tình tìm được hạt giống lúa non, thơm như dòng sữa mẹ. Với sự hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp từ nhỏ, Sơn Tinh đã dạy cho người dân cách trồng trọt và chăm sóc giống lúa vừa tìm được để giúp người dân nhanh chóng được ấm no, nước nhà phát triển phồn thịnh.
Cuộc sống của vợ chồng Sơn Tinh và Mỵ Nương son sắt bền chặt và đây cũng là niềm mong muốn của họ dành cho người dân nước nhà. Cả 2 vợ chồng đã đồng lòng sáng tạo ra loại bánh được làm từ giống lúa tìm thấy lúc trước khi khắc phục hậu quả của Thủy Tinh gây nên và bánh cốm được ra đời từ đó.
>>> Xem thêm: Học cách làm bánh canh ghẹ chuẩn vị Phú Quốc ngay tại nhà – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Sở dĩ, cả 2 người quyết định chọn giống lúa mới để làm nên bánh bởi giống lúa này có sức sống đáng phải ngưỡng mộ, một thân cây nhỏ bé lại có thể sống sót, đối mặt với thiên tại mặc dù nhiều cây đại thụ lớn cũng đều bị ngã quật. Bánh cốm khi làm ra có vỏ rất dẻo, dính chặt với nhau như thay lời muốn nhắn gửi đến những cặp uyên ương lòng thủy chung, dù có muôn vàn khó khăn cũng chẳng thể làm họ chia lìa.
Bánh cốm có lớp áo bên ngoài màu xanh, tượng trưng cho cây cỏ tươi tốt xanh quanh năm, màu vàng của nhân được làm từ đỗ xanh giống như ánh sáng soi đường, là biểu tượng tôn lên vẻ đẹp cao quý của tình yêu. Với hình dạng vuông vức, áo xanh nhân vàng, vị ngọt bùi của bánh cốm đã dần đi vào lòng của người dân thủ đô.
Lưu ý khi làm bánh cốm
Để giúp bạn có được những chiếc bánh cốm hoàn hảo thì bên cạnh cách làm tỉ mỉ và chi tiết ở trên, chúng ta cũng cần lưu ý những điều sau:
- Chọn mua được cốm ngon với phần hạt mỏng dẹt và chắc chắn. Hãy ăn thử để xem cốm có vị bùi và mùi thơm đặc trưng và khi nhai sẽ hơi dai dai hay không. Chú ý, cốm chuẩn sẽ có màu xanh tự nhiên như như nõn chuối. Nếu là xanh đậm đẹp mắt thì rất có thể là cốm bị thêm phẩm màu.
- Đối với phần đậu, hãy mua đậu xanh bóc vỏ có màu vàng tươi và phần hạt to đều. Không nên chọn hạt đậu bị mối mọt hay sâu và đã có mùi.
- Đối với gạo nếp ngon thì nên ưu tiên chọn hạt gạo sáng, có mùi thơm tự nhiên. Những loại gạo có mùi lạ và thơm nồng thì không nên chọn. Cũng không nên chọn gạo quá trắng. Chúng đã bị xay xát quá kỹ hoặc bị tẩy trắng sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Về phần lá dứa chúng ta nên chọn lá bánh tẻ còn xanh tươi và không bị vàng. Nếu chọn là non thì không có mùi thơm mà lá quá già khi ăn sẽ thấy vị đắng làm giảm hương vị của món ăn hấp dẫn này đi rất nhiều phần đấy nhé.
>>> TÌm hiểu thêm: Làm bánh dày cực dễ tại nhà chỉ với 5 bước! – Gia Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình Bạn
Hy vọng với cách làm bánh cốm đậu xanh được chúng tôi chia sẻ phía trên, bạn đã có thể tự làm cho mình món ăn chơi quen thuộc này tại nhà để thiết đãi cả gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè.
Cách làm bánh cốm đậu xanh gói trọn mùa thu Hà Nội
Print RecipeNguyên Liệu
- Cốm khô 300 gram
- Đậu xanh 50 gram
- Đường cát 160 gram
- Nước cốt dừa 80 gram
- Bột nếp 3 muỗng canh
- Dầu ăn 1 muỗng canh
- Lá dứa 20 gram (4 lá)
- Nước hoa bưởi 10 ml
- Dụng cụ cần thiết để thực hiện: Máy xay sinh tố, dao, thớt, rây, nồi, chảo, bếp, túi ni lông...
Hướng dẫn nấu
Cùng bắt tay chế biến món bánh cốm chuẩn Hà Nội ngay thôi nào.
Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu
Mỗi loại nguyên liệu được sử dụng để chế biến bánh cốm sẽ lại có những cách sơ chế khác nhau. Ngay bây giờ sẽ là chi tiết cách sơ chế đối với từng loại:
- Đậu xanh và gạo nếp: Chúng ta đem vo thật sạch và để ráo.
- Cốm khô: Đem sàng qua rây sau nhặt bỏ những hạt đen và rửa qua nước ấm. Cuối cùng cũng là để cho ráo nước.
- Lá dứa mua về đem rửa sạch và cắt khúc. Sau đó, hãy cho vào máy xay sinh tố cùng với 150ml nước và xay nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt lá dứa và bỏ đi phần xác đi.
Bước 2: Nấu đậu xanh
Các nguyên liệu đã sơ chế xong, cùng bắt tay vào chế biến thôi nào. Trước hết sẽ là với phần đậu xanh. Bạn cho vào nồi và nấu khoảng 3 phút cùng với 300ml nước và 1 muỗng cà phê muối. Hết thời gian, chúng ta tắt bếp tồi đổ đậu xanh ra và rửa với nước thật sạch.
Sau đó, cho nước vào nồi và đun đậu lần 2. Hãy cho lượng nước cách mặt đậu 3cm. Đun sôi khoảng 5 phút thì vặn lửa nhỏ và đun thêm 10 phút cho đến khi đậu chín thì tắt bếp.
Bước 3: Sên đậu xanh
Đổ đậu xanh ra cho ráo nước sau đó cho vào cối xay nhuyễn. Tiếp đến, đổ ra 1 chiếc chảo, cho thêm đường và nước cốt dừa đã chuẩn bị vào và sên đậu trên lửa nhỏ. Cho đến khi nào đậu quyện lại, chúng ta cho thêm 1,5 muỗng canh dầu ăn vào và tiếp tục sên cho đến khi kết dính.
Cuối cùng, để tạo mùi hấp dẫn, bạn cho ½ muỗng cà phê tinh dầu bưởi vào đậu và sên thêm khoảng 2-3 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 4: Nấu gạo nếp
Phần nhân đã xong, bây giờ, hãy chuyển qua làm vỏ bánh cốm nhé. Chúng ta cho gạo nếp đã vo cùng với nước vào nồi sao cho lượng nước cách mặt gạo khoảng 5cm. Nhớ thêm ½ muỗng cà phê muối để giúp vỏ bánh ngon hơn. Nấu sôi gạo rồi giảm nhỏ lửa và đun tiếp trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 5: Nấu cốm và gạo nếp cho chín
Chúng ta tiếp tục cho nước cốt lá dứa vừa vắt được vào nồi gạo nếp cùng với 1 muỗng cà phê muối, 80g đường và cốm đã rửa sạch. Nấu hỗn hợp ở lửa trung bình trong khoảng 5 phút. Sau đó mở nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 15 phút nữa cho đến khi nếp và cốm đều chính.
Khi phần nguyên liệu làm vỏ bánh cốm đã chín, bạn cho thêm vào 15ml dầu dừa giúp nhân sau khi xay quyện và không bị dính vào máy. Đợi đến khi nào hỗn hợp nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố và xay cho nhuyễn.
Bước 6: Gói bánh
Nhân và vỏ đều đã chuẩn bị xong, hãy cùng gói những chiếc bánh cốm xanh mát thôi nào. Chúng ta rải ra 1 lớp nilon ra sau đó quét dầu ăn lên trên mặt. Cho 1 lớp cốm vào, tiếp đến là đậu xanh đã sên. Cuối cùng là lấy cốm bọc kín đậu xanh lại và gói nilon. Dùng tay dàn bánh mỏng ra là được.
Thành phẩm
Chỉ với vài bước chế biến vô cùng đơn giản là cả gia đình rồi. Thành phẩm sẽ là những chiếc bánh với cốm, gạo nếp mềm dẻo. Nhân đậu xanh ăn bùi bùi, béo ngậy. Bánh thơm mùi cốm và tinh dầu hoa bưởi vô cùng hấp dẫn. Thưởng thức miếng bánh cốm cùng với trà xanh man mát thì còn gì tuyệt vời hơn.
Discussion about this post